Theo thống kê mới nhất của Bộ Xây dựng, tỷ lệ bán đất nền giá rẻ bình quân tại các đô thị trên cả nước hiện mới đạt mức 3,72% tổng diện tích nhà ở. Trong đó, TP.HCM là địa phương có tỷ lệ nhà chung cư cao nhất đạt 16,65%. Theo khảo sát của phóng viên, chỉ tính riêng tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài đến đường Vành đai IV chạy qua hàng loạt các dự án khu đô thị lớn như: Trung Hoà - Nhân Chính, khu đô thị mới Phùng Khoang, Vạn Phúc, Văn Khê, Dương Nội, An Hưng, Park City, Mỗ Lao…, tính chi tiết, dọc 2 bên tuyến đường này đã có hàng chục dự án đô thị mới, với hàng trăm toà cao ốc có nhiều tên gọi khác nhau.


Tại Đại lộ Thăng Long – con đường dài và hiện đại nhất Việt Nam cũng mọc hàng loạt dự án hai bên đường như khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ có quy mô gần 300 ha nằm ở vị trí phía Tây Nam thành phố do Công ty Vinaconex – Viettel làm chủ đầu tư. Hay các khu đô thị mới Geleximco, Nam An Khánh, Bắc An Khánh, Vân Canh, khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ, khu đô thị CEO Quốc Oai, Splendora...

Ngoài ra còn hàng trăm dự án đất nền giá rẻ được triển tại tại nhiều quận, huyện như Cầu Giấy, Từ Liêm, Tây Hồ, Mỹ Đình…Nhìn vào số lượng 252 dự án lớn nhỏ thuộc thành phố TP.HCM đã và đang chờ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì các chủ đầu tư đều đã “giật mình” vì khi hoàn thành số lượng sản phẩm chung cư là quá lớn.

Số lượng công trình xây dựng trên địa bàn TPHCM ngày một nhiều trong khi lực lượng nhà thầu (tư vấn và thi công) có giới hạn nên có hiện tượng các nhà thầu phải dàn trải trên nhiều công trình. Càng ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp nhà thầu đứng tên nhưng không có mặt tại công trường. Đó là một trong những nội dung về tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn TPHCM mà UBND TPHCM vừa báo cáo với Bộ Xây dựng.

Theo Sở Xây dựng TPHCM, trong năm 2011, trên toàn TP xảy ra 14 sự cố trong xây dựng, trong đó có 5 sự cố công trình (giảm 50% so với năm 2009), còn lại là do tai nạn lao động. Về nguyên nhân gây ra sự cố, ngoài những nguyên nhân khách quan thì đa số là do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức thực hiện việc khảo sát, thiết kế, quản lý dự án, thi công, bảo trì công trình như công tác tư vấn hoặc chỉ đạo thi công không đảm bảo năng lực và kinh nghiệm phù hợp với tính chất và quy mô công trình.

Thực tế xây dựng trên địa bàn TPHCM cho thấy, sự cố gây hư hỏng các công trình lân cận thường xảy ra trong giai đoạn thi công móng và tầng hầm công trình xây dựng cao tầng, đặc biệt là khu vực đô thị trung tâm TP. Chẳng hạn như công trình Times Square ngay trung tâm quận 1 trong quá trình thi công tầng hầm đã gây hư hỏng các nhà dân lân cận. Sở Xây dựng cho biết, nguyên nhân của sự cố trên là do công tác khảo sát địa chất thủy văn, nước ngầm chưa đưa ra đầy đủ số liệu chính xác các số liệu thực tế, chưa thực hiện việc khảo sát, kiểm định chất lượng hiện trạng các công trình lân cận.

Một lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết, sở không thể nắm được hết số lượng các dự án, các công trình đang triển khai trên địa bàn, nhất là công trình do bộ, ngành trung ương quản lý vì các đơn vị vẫn chưa quen với việc báo cáo. Ngay cả các quận, huyện, dù đã được thông báo cả tháng nhưng đến khi tổng hợp, chỉ có 9/24 quận, huyện gửi báo cáo.

Công tác quản lý chất lượng xây dựng ngày một tốt hơn, UBND TP kiến nghị Bộ Xây dựng và các bộ - ngành liên quan sớm ban hành hoàn chỉnh các hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực xây dựng cũng như các tiêu chuẩn xây dựng, đặc biệt là liên quan đến các công trình ngầm. Bộ Xây dựng cần tổ chức nghiên cứu ứng dụng vào thực tế các kỹ thuật công nghệ mới, vật liệu mới cho các công trình cao tầng, siêu cao tầng, công trình ngầm… đã được thực hiện thành công tại các nước phát triển, kèm theo đó là nghiên cứu sử dụng phù hợp các tiêu chuẩn nước ngoài để đảm bảo cơ sở khoa học vững chắc, đảm bảo áp dụng đồng bộ thống nhất giữa công nghệ mới, tiêu chuẩn áp dụng.

TP cũng kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, nghiên cứu ban hành các quy định cụ thể liên quan đến trách nhiệm về chất lượng công trình xây dựng và xử lý vi phạm trong xây dựng công trình đối với các đơn vị liên quan như thi công, thiết kế, tư vấn giám sát, quản lý dự án… Đặc biệt, trách nhiệm liên quan đến các đơn vị tư vấn quản lý dự án, chứng nhận an toàn chịu lực và sự phù hợp chất lượng công trình, thẩm tra biện pháp thi công, kiểm định chất lượng phải được quy định cụ thể, phù hợp với thực tế nhằm tránh ách tắc kéo dài trong giải quyết tranh chấp chất lượng công trình, gây lãng phí.

Trong năm 2011, Sở Xây dựng đã tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra thường xuyên các công trình xây dựng, khoảng 30% các công trình đang triển khai đều được kiểm tra, đặc biệt là các công trình có tầng ngầm. Qua kiểm tra cho thấy, phần lớn các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đều tuân thủ và thực hiện nghiêm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, Sở Xây dựng cũng cho biết vẫn còn một số bất cập là vì số lượng công trình quá nhiều nên các nhà thầu phải “chạy sô”, các đơn vị tư vấn, giám sát không có mặt ở công trường mặc dù có đăng ký trong danh sách.

Bên cạnh đó, nhà thầu thi công chưa cung cấp đủ số lượng lao động, công nhân được đào tạo nghề theo quy định, đặc biệt là đối với các công trình cao tầng, công trình có tầng ngầm. Công tác thí nghiệm kiểm định, chứng nhận chất lượng công trình xây dựng vẫn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Kết quả thí nghiệm, kiểm định và chứng nhận chất lượng chưa có tính khách quan cao. Báo cáo với Bộ Xây dựng, UBND TP cho biết, qua thống kê cho thấy các công trình xảy ra sự cố thường ở các công trình ngoài ngân sách nhà nước, do biện pháp thi công không phù hợp, đặc biệt là do các chủ đầu tư hoặc nhà thầu ngại tốn kém và các đơn vị tư vấn xây dựng như quản lý dự án, tư vấn giám sát… không làm hết trách nhiệm của mình.

Theo UBND TP, trong thời gian tới, cùng với việc ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết của Chính phủ và Bộ Xây dựng về xây dựng các công trình ngầm, công trình cao tầng, công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trong đô thị, TP sẽ chỉ đạo Sở Xây dựng thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, xử lý kịp thời các sự cố công trình để từng bước nâng cao chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn TP, ngăn ngừa và giảm thiểu sự cố công trình.