Thị trường bất động sản (BĐS) phía Đông Hà Nội dường như vẫn chưa thể thoát khỏi sự trầm lắng chung của thị trường khi chỉ có lác đác giao dịch đất nền, còn chung cư, biệt thự và nhà liền kề hiện gần như không có giao dịch. Với thị trường trầm lắng như vậy nhưng công ty địa ốc alibaba vẫn cho ra chuỗi dự án Alibaba Long Phước tại Đồng Nai.


Ngay sau khi thông xe cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì, mở rộng các tuyến đường vành đai như quốc lộ 5B, đường liên tỉnh Hưng Yên-Hà Nội... tưởng rằng cơ hạ tầng tốt sẽ khiến BĐS tại các dự án phía Đông như: khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Sài Đồng... có cơ hội “lưu thông” mạnh hơn. Tuy nhiên, hiện các giao dịch vẫn èo uột và trầm lắng. Theo khảo sát của PV, giá đất thổ cư ở các khu đô thị Việt Hưng, Sài Đồng (quận Long Biên) đã giảm nhẹ khoảng 5% từ 3 tháng trở lại đây, phân khúc chung cư, biệt thự, nhà liền kề cũng có mức giảm tương tự trong khoảng 1 tháng gần đây.

Theo nhận định của anh Trần Văn Long, trưởng phòng văn phòng nhà đất địa ốc alibaba cũng nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ, mặc dù giá giá đất khu vực này đã giảm xuống 5% nhưng sẽ có chiều hướng giảm tiếp. Anh này cũng cho hay, dù giảm giá xuống chút nhưng vẫn khó có giao dịch trong thời buổi kinh tế còn khó khăn như thế này. So sánh với thời điểm này năm ngoái, anh Long buồn rầu: “Năm ngoái, chúng tôi còn có giao dịch tương đối, vậy mà năm nay giao dịch “hẻo” quá, thậm chí có tháng văn phòng còn không có một giao dịch nào cả”.

Giám đốc đầu tư của một doanh nghiệp địa ốc tại TP.HCM ví von thị trường bất động sản hiện nay giống như võ đài quyền anh, mà doanh nghiệp địa ốc là những võ sĩ đang phải chống đỡ với những cú đấm, ai có sức chịu đòn tốt mới có thể trụ lại, bằng không sẽ rớt đài. Cũng với cái nhìn tương tự, giám đốc kinh doanh một công ty địa ốc ở quận Bình Tân cũng ngán ngẩm trước tình hình kinh doanh rất chậm hiện nay. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, công ty của vị này cũng đang cố gắng xoay xở, cầm cự cho qua cơn sóng gió thị trường hiện nay.

Thực tế cho thấy mặc dù vẫn có giao dịch, nhưng nhìn chung sức mua của thị trường căn hộ rất yếu. Có thể nói, trong nhiều yếu tố tác động vào thị trường, điều mà doanh nghiệp địa ốc ngán ngại nhất là đầu ra của sản phẩm.Tính thanh khoản thị trường yếu khiến nhà đầu tư thứ cấp dè dặt, trong khi đó những người có nhu cầu mua căn hộ để ở mang tâm lý chờ đợi giá sẽ còn giảm thêm. Hai bên, người bán và người mua, giống như đang chơi trò chơi nhìn nhau xem ai chớp mắt trước, người đó sẽ thua.

Những giao dịch được thực hiện chủ yếu là đối tượng khách mua để ở, các khách hàng có nhu cầu thực, còn dân đầu tư dạo này khá yên ắng. Theo những người trong ngành, đất thổ cư có giá trị pháp lý rõ ràng vì đã được cấp sổ đỏ nên rất thuận tiện trong việc giao dịch, thế chấp ngân hàng... có lẽ cũng chính vì thế mà nhiều người tìm mua đất thổ cư trong thời điểm này hơn là các loại chung cư.

Cụ thể, tại khu đô thị Việt Hưng, biệt thự dao động từ 40-42 triệu đồng/m2, nhà liền kề khoảng trên dưới 50 triệu đồng/m2 tùy vị trí. khu đô thị Sài Đồng, giá đất dự án dao động từ 60-62 triệu đồng/m2 (đã xây thô). Đối với đất thổ cư, nhà trong ngõ ô tô vào được dao động 65-68 triệu đồng/m2, còn đối với những ngõ chỉ xe máy vào được, mức giá dao động 40-45 triệu đồng/m2.

Theo nhận định của một số văn phòng nhà đất, từ nay đến cuối năm, BĐS phía đông có thể “sôi” hơn nhưng không đáng kể. Đáng nói, nếu như mọi năm nhu cầu mua nhà sẽ tăng khoảng 10% vào cuối năm thì năm nay nhu cầu chỉ có thể tăng thêm 3-5%. Ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường cho hay, thị trường đang thiếu vốn, các nhà đầu tư còn phải chật vật để tiếp tục triển khai các dự án đang có, còn người dân thì cũng nghe ngóng xem giá nhà, đất có thể giảm hơn nữa không thì mới mua. Nhận định của vị chuyên gia trong lĩnh vực BĐS này thì xét về tương lai dài hạn, chắc chắn giá BĐS sẽ phải giảm khi nguồn cung tăng mạnh. Thời điểm trầm lắng sẽ là bước đà để thị trường sàng lọc bớt những dự án ảo và cơ hội cho người mua nhiều hơn.

Nhiều doanh nghiệp địa ốc đều có chung một nhận định tình hình thị trường năm nay khó hơn rất nhiều khi lợi nhuận tích lũy của những năm trước đang dần cạn kiệt vì gánh nặng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu của họ đặt ra là tồn tại chứ không phải phát triển. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ phát triển thị trường, nhiều người cho rằng đây là dịp thị trường sàng lọc bớt những doanh nghiệp non yếu, cả về kinh nghiệm lẫn năng lực tài chính. Điều này có thể đau đối với nhiều doanh nghiệp nhưng giúp thị trường khỏe mạnh hơn, vì không thể có một thị trường bất động sản mà ai cũng có thể là chủ đầu tư dự án.

Không chỉ có giới chủ đầu tư dự án, các sàn giao dịch bất động sản cũng đang chịu sự sàng lọc khắc nghiệt sau một thời gian mọc lên như nấm khi thị trường địa ốc bùng nổ. Chưa có số liệu thông kê chính thức nhưng giới địa ốc cho biết số lượng sàn "chết lâm sàng" hiện nay rất nhiều. Phần còn lại hoạt động cầm chừng và cắt giảm nhân sự để giảm thiểu chi phí.

Ở một số dự án, nhiều nhà đầu tư thứ cấp không chịu nổi lãi vay ngân hàng đang tìm cách bán lại căn hộ đã đầu tư để cắt lỗ, thậm chí giá chào bán còn thấp hơn cả giá gốc của chủ đầu tư nhưng vẫn khó bán. Trước xu hướng thị trường không thuận lợi, nhiều chủ đầu tư phải hoãn kế hoạch chào bán sản phẩm. Với những dự án đã chào bán hoặc không thể dừng, chủ đầu tư đang làm mọi cách, với các chương trình bán hàng khác nhau nhằm thu hút người mua.

Giới quan sát thị trường nhận định, thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc căn hộ, khó có thể sớm phục hồi ngay cả khi chính sách tiền tệ được nới lỏng và Lãi suất hạ xuống vì hiện tại niềm tin vào thị trường đã bị sút giảm rất nhiều. Ông giám đốc trên cho rằng đầu tư địa ốc chưa bao giờ là một ngành dễ ăn, và ở các nước khác trong khu vực số lượng nhà đầu tư địa ốc chỉ vài trăm, chứ không thể lên đến vài ngàn như những gì đang thấy tại TPHCM.

View more random threads: