Theo các thông tin tìm hiểu, công ty địa ốc alibaba được biết, nhà ở thành hình trong tương lai của nước ta cần nhiều cam kết để hoàn thiện và giảm thiểu tối đa các rủi ro cho người mua. Việc bảo lãnh ngân hàng nhằm mục đích là bảo vệ quyền lợi của người mua nhà, phòng khi chủ đầu tư không thực hiện trách nhiệm của họ.


Vấn đề bảo lãnh ngân hàng với trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM cho biết ngân hàng bảo lãnh về vấn đề tài chính của chủ đầu tư chứ không bảo lãnh dự án và công trình sản phẩm. Vì vậy, chất lượng sản phẩm, tiến độ công trình và nhiều yếu tố khác chưa được đảm bảo. Khách hàng vì thế nên đặt vốn vào các nhà đầu tư uy tín và có năng lực. Công ty địa ốc alibaba luôn hướng tới chất lượng và sự chân thật trong đầu tư kinh doanh, hứa hẹn sẽ mang đến các sản phẩm giá trị, đáp ứng nhu cầu mua bất động sản để ở thực hoặc đầu tư sinh lợi nhuận của khách hàng.

Về vấn đề có xảy ra bong bóng bất động sản hay không, ông Minh cho rằng riêng cơ chế, chính sách hiện nay làm mọi cách không để xảy ra tình trạng này. Cụ thể, đầu năm 2017, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng 50% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến năm 2018 chỉ còn 40%; trong khi những năm trước con số này lên đến 60%. Bên cạnh đó, Thống đốc NHNN đã chỉ thị các ngân hàng thương mại kiểm soát rủi ro ở các lĩnh vực bất động sản, thế nên nhiều nhà băng sẽ phải kiểm soát chặt dòng vốn đổ vào thị trường này.

Mức phí bảo lãnh của ngân hàng là từ 0,05-0,12%/tháng. Đây là mức phí rất cạnh tranh của các ngân hàng. Sản phẩm dự án chính là tài sản để thế chấp. Theo nhận định của Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, về việc bảo lãnh trong mua bán nhà thành hình ở tương lai thì mục đích chính là để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng khi nhà đầu tư không hoàn thành nghĩa vụ.

Theo nhận định, để các giao dịch nhà ở hình thành trong tương lai thành công, có 3 vấn đề cần giải quyết.

Đầu tiên là đánh giá hiện trạng thị trường bất động sản TP.HCM có khả năng xảy ra bong bóng hay không. Thứ hai là làm thế nào để người mua nhà nhận được nhà và cấp giấy chủ quyền. Thứ ba là tránh tình trạng một nhà mà bán nhiều người.

Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM cho rằng, đứng về góc độ ngân hàng, từ 4/2012, ngân hàng đã loại bỏ bất động sản là lĩnh vực phi sản xuất, tức là cho vay trở lại bình thường. Năm 2013, thị trường ấm dần lên, kể cả giá và số lượng giao dịch thành công.

Loại dòng tiền đổ vào bất động sản khá đa dạng từ năm 2013 đến nay, gồm kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài, quỹ đầu tư, đặc biệt là tín dụng ngân hàng. Có thể nói, thị trường bất dộng sản hiện tại không gặp khó khăn về nguồn vốn. Tuy nhiên, cần có biện pháp khắc phục tình trạng mất cân đối giữa kỳ hạn cho vay. Hiện, tổng nguồn vón là huy động ngắn hạn nhưng lại được cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng cần đưa ra giải pháp thích hợp để khắc phục vấn đề này.

Thống kê của NHNN về lĩnh vực bất động sản trong quý 1/2017 cho thấy, tổng dư nợ của toàn TP.HCM là trên 1,5 triệu tỷ đồng, trong đó có 164.000 tỷ đồng cho bất động sản, chiếm 10,88% trên tổng dư nợ. So với đầu năm, hiện nay tín dụng bất động sản có số dư nợ cao nhất. Tuy nhiên, so với giai đoạn 2007 -2 008 khi tín dụng tăng trưởng nóng lên gần 30%, hiện tại ngân hàng vẫn kiểm soát chặt chẽ.

Theo ông, điều 56 của Luật Kinh doanh Bất động sản về nội dung bảo lãnh của ngân hàng có 2 khía cạnh cần làm rõ. Một là ngân hàng chỉ bảo lãnh về nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với khách hàng, tức ngân hàng bảo lãnh thay chủ đầu tư trả tiền khách góp vào căn hộ khi chủ đầu tư không thể thực hiện bàn giao nhà như cam kết. Hai là việc bảo lãnh nhằm vào khía cạnh quản lý, quản trị để hạn chế rủi ro, không phải đặt ra để siết chủ đầu tư hay nâng cao giá trị của dự án mà tạo giá trị ảo.

“Tôi khẳng định là bảo lãnh quyền lợi người mua nhà và tạo niềm tin của người mua nhà. Về phí bảo lãnh, hiện nay mức phí các ngân hàng đưa ra rất cạnh tranh, từ 0,05% - 0,12%/năm chi phí tối thiểu để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Tài sản thế chấp cũng chính là sản phẩm của dự án. Mức phí này không có gì để tăng áp lực lên giá dự án. Việc bảo lãnh là nhằm mục tiêu cuối cùng là bảo lãnh quyền lợi khách hàng khi chủ đầu tư không thể thực hiện nghĩa vụ của họ.

Riêng về các ngân hàng có năng lực tài chính để thực hiện bão lãnh, NHNN có ban hành Thông tư 07 quy định các tổ chức tín dụng; trừ ngân hàng 0 đồng, ngân hàng kiểm soát đặc biệt đều được thực hiện bão lãnh đối với dự án bất động sản”, ông Minh nói thêm.