Gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng được khẳng định là đúng và trúng nhu cầu của thị trường bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, sau hơn hai tháng triển khai, thì công ty địa ốc alibaba đã hoàn thành tiến độ và hiệu quả của chính sách quan trọng này vẫn chưa như mong muốn.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết, đã có hai doanh nghiệp (DN) ký hợp đồng vay vốn từ gói 30.000 tỷ đồng để triển khai dự án nhà ở xã hội là Công ty cổ phần Vicoland và Công ty cổ phần Tư vấn, thương mại, dịch vụ địa ốcHoàng Quân với tổng số tiền 540 tỷ đồng (đã giải ngân 34 tỷ đồng). Trong khi đó khách hàng cá nhân đã được ngân hàng cam kết cho vay là 150 hộ, với số tiền 46 tỷ đồng (đã có 139 khách hàng được giải ngân 33,4 tỷ đồng). Ông Nam xác nhận, hiện các ngân hàng được giao triển khai gói 30.000 tỷ đồng đã nhận được nhiều hồ sơ xin vay, riêng VietinBank nhận 160 hồ sơ, BIDV: 100 hồ sơ… và các ngân hàng đang tiếp tục thẩm định theo quy định.

Tuy nhiên, thực tế triển khai chính sách lớn và quan trọng này đã gặp không ít lúng túng, khiến hiệu quả, tiến độ triển khai dự án long phước chưa như mong muốn. Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam thừa nhận điều này và cho rằng do chính sách tín dụng hỗ trợ nhà ở là chính sách mới, lần đầu thực hiện, chưa có tiền lệ nên khó tránh khỏi việc phải vừa làm, vừa điều chỉnh những bất cập. Đơn cử như khi ban hành thông tư hướng dẫn, Bộ Xây dựng đã xác định rõ các đối tượng cho vay như đã có hợp đồng thuê, thuê mua nhà xã hội hoặc chưa có nhà hay nhà ở diện tích nhỏ dưới 8m2/người thì được mua nhà thương mại diện tích dưới 70m2, giá dưới 15 triệu đồng/m2…

Việc thiếu nguồn cung nhà xã hội, nhà diện tích nhỏ dẫn đến thực trạng là người có nhu cầu không thể ký hợp đồng mua nhà, mà chưa có hợp đồng mua nhà cũng có nghĩa là thiếu điều kiện quan trọng nhất để được vay vốn ngân hàng. Thực tế, việc chuyển đổi nhà thương mại sang nhà ở xã hội và điều chỉnh cơ cấu diện tích căn hộ phù hợp với nhu cầu thị trường tại các địa phương rất chậm. Hà Nội, một trong hai thị trường lớn đã tiếp nhận thẩm định 26 hồ sơ dự án, trong đó 12 dự án chuyển đổi sang nhà xã hội, 14 dự án điều chỉnh cơ cấu căn hộ, song đến nay mới có 5 dự án được chấp thuận chủ trương, trong đó 2 dự án có quyết định chính thức.

Một vấn đề nữa là đa phần người mua nhà đều xem hợp đồng mua bán được thừa phát lại lập vi bằng là cơ sở pháp lý đảm bảo giao dịch hợp pháp và họ sẽ được bảo vệ khi xảy ra tranh chấp. Nhưng theo UBND huyện Hóc Môn, hình thức này thực chất là việc mua bán bằng giấy tay có người thứ ba chứng nhận chứ không có giá trị pháp lý. Ở đây, người dân đã nhầm lẫn việc lập vi bằng với công chứng mua bán nhà.


Nhưng thực tế các ngân hàng thương mại lại có những cách hiểu khác nhau. Có ngân hàng vẫn yêu cầu hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn mua nhà thương mại diện tích nhỏ phải có xác nhận là đối tượng thu nhập thấp. Bộ Xây dựng đã phải có công văn giải thích rõ, đối tượng mua nhà thương mại diện tích nhỏ không phải xác nhận là đối tượng thu nhập thấp, mà chỉ cần xác nhận điều kiện cư trú và thực trạng nhà ở. Với đối tượng thu nhập thấp, để ký hợp đồng mua nhà đã phải qua quá trình thẩm định khắt khe.

Liên quan đến chuyện xác nhận thực trạng nhà ở, hiện nhiều UBND phường từ chối xác nhận với lý do UBND phường không thể biết đối tượng đó có thực sự khó khăn về nhà ở hay không; có nhà ở địa phương khác hay không… Về việc này, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam giải thích, đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đơn vị công tác sẽ xác nhận thực trạng nhà ở. Đối tượng là người lao động, DN, hợp tác xã, lao động nghỉ chế độ… sẽ do UBND phường xác nhận thực trạng nhà ở tại địa chỉ mà hộ gia đình, cá nhân đăng ký thường trú hoặc tạm trú.

Tại TP Hồ Chí Minh, tổng số hồ sơ tiếp nhận cũng là 26 dự án, trong đó 11 dự án chuyển sang nhà xã hội, 14 dự án điều chỉnh cơ cấu diện tích, 1 dự án chuyển công năng sang bệnh viện, song đến nay, chưa hồ sơ nào chính thức có quyết định cho phép. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín, con số 26 dự án xin chuyển đổi chỉ chiếm khoảng 5% tổng số dự án BĐS trên địa bàn thành phố. Đây là tỷ lệ rất thấp. Tại sao một chính sách được coi là trúng và đúng nhu cầu thị trường hiện nay lại không được sự hưởng ứng của DN? Đó là vì chính sách chưa thực sự tạo được động lực. Thứ nhất, nhiều dự án đã triển khai.

Tháng 4-2013, ông Nguyễn Văn Phương được UBND huyện Hóc Môn cấp phép xây dựng nhà ở trên khu đất hơn 575 m2 tại đường Thới Tứ 1 và Thới Tứ 10, xã Thới Tam Thôn (diện tích xây dựng gần 300 m2 gồm một trệt, một lầu, chia thành hai khu A và B). Theo bản vẽ, tầng trệt khu A gồm ba phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh và gara ô tô. Tầng lầu gồm có năm phòng ngủ, hai phòng sinh hoạt chung và nhà vệ sinh. Nhưng trên thực tế, toàn khu A được chủ đầu tư biến hóa thành năm căn nhà một trệt, một lầu hoàn chỉnh. Mỗi căn có đầy đủ bếp, phòng khách, phòng ngủ, cầu thang riêng. Tương tự, khu B cũng được ông Phương hô biến thành sáu căn nhà riêng biệt.

“Mới đây, UBND xã Thới Tam Thôn đã mời gần 100 hộ dân mua nhà dạng này để khuyến cáo về những rủi ro có thể xảy ra khi mua nhà chung sổ. Đa phần người dân sau khi được xã giải thích đều tỏ ra bất ngờ” - ông Phạm Xuân Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn, cho hay.

Xác định khả năng trả nợ của hộ gia đình, cá nhân cũng là vướng mắc đối với các ngân hàng. Việc yêu cầu các hộ gia đình, cá nhân chứng minh thu nhập bảo đảm khả năng trả nợ, trong khi phần đông đối tượng thụ hưởng đều có thu nhập thấp, có thể gây ra khó khăn nhất định cho đối tượng vay là cá nhân. Ngược lại, khi cho vay, ngân hàng cũng phải bảo đảm khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, vì gói tín dụng 30.000 tỷ đồng, mặc dù Lãi suất thấp, nhưng là gói tín dụng có vay có trả, người vay phải có khả năng trả nợ mới ký hợp đồng vay.

View more random threads: