Thời gian qua dịch sốt xuất huyết đã bùng phát vượt ngoài tầm kiểm soát, do đó mọi người cần biết cách phòng tránh cũng như cách điều trị để phòng bệnh.
>>> http://yduochn.com.vn/cao-dang-dieu-duong-ha-noi
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính được truyền qua muỗi và đặc biệt là muỗi vằn, loại muỗi này thường phát triển rất nhanh, hoạt động cả đêm lẫn ngày và có thể truyền bệnh cho mọi loại đối tượng, mọi độ tuổi, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là trẻ em từ 3 đến 10 tuổi. Tuy nhiên, thời gian qua Bệnh viện riêng của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là Bệnh Viện YHCT Trường Giang đã nhận rất nhiều ca sốt xuất huyết và có thể nói đây là đại dịch khi mà số lượng người mắc bệnh rất lớn. Bởi vậy, ngay từ bây giờ hãy làm theo các hướng dẫn cũng như lời khuyên của các Dược sĩ tư vấn về cách chữa và phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.


Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Theo giảng viên đào tạo Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – tuyển sinh Cao đẳng Y Dược hà nội Pasteur thì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do muỗi truyền từ cơ thể người này sang cơ thể người khác, do đó việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết sẽ bắt đầu từ việc diệt và phòng tránh muỗi, tránh để muỗi sinh nở và phòng chống muỗi đốt.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết
Khác với các loại bệnh thông thường, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin để phòng bệnh và thuốc đặc hiệu để điều trị.

Khi mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện.

Nếu bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà bằng cách
  • Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi.
  • Cho uống nhiều nước, có thể cho uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt.
  • Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa.
  • Dùng thuốc hạ sốt (uống paracetamol hoặc đặt viên hạ sốt vào hậu môn, không dùng aspirin để hạ sốt), chườm mát.
  • Theo dõi liên tục, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng hơn (li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám, điều trị.

Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay.

Theo nhận định của Giảng Viên văn bằng 2 ngành điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì thông thường, quá trình diễn biến của bệnh từ 2 đến 7 ngày, nguy hiểm thường xảy ra ở ngày sốt thứ tư, thứ năm: người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, đái ít, bứt rứt, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ; nặng hơn nữa là không đo được mạch, huyết áp (biểu hiện của trụy mạch).

View more random threads: