Bệnh giang mai ở miệng là một trường hợp của giang mai. So với các trường hợp giang mai khác thì giang mai ở miệng ít gặp hơn và thường không được chú ý đến, tuy nhiên, nó vẫn có thể gây ra những biến chứng khôn lường nếu như người bệnh chủ quan, không nhận biết sớm và điều trị kịp thời. Giang mai là bệnh xã hội lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục, gây ra bởi các vi khuẩn dạng xoắn Treponema pallidum.


Trong thập kỉ qua, có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ số bệnh nhân lây nhiễm bệnh giang mai ở các nước đang chuyển biến, bao gồm cả Việt Nam. Tần suất tăng tập trung chủ yếu ở những đối tượng có quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với gái mại dâm, những người đồng tính hoặc lưỡng tính.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Tại sao bệnh giang mai ở miệng thường là hệ lụy của việc tiếp xúc trực tiếp giữa xoắn khuẩn với một tổn thương tại miệng có sẵn trước đó. Con đường phổ biến lây truyền của bệnh vẫn là thông qua quan hệ tình dục bằng đường miệng. Hôn môi có thể là con đường lây truyền giang mai ở lưỡi, mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra.

Triệu chứng dấu hiệu bệnh giang mai ở miệng

Sau từ 10 đến 90 ngày xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào đường miệng, bệnh nhân sẽ có biểu hiện:

- Các tổn thương của giang mai có thể xảy ra ở mép, hai môi, hoặc hiếm hơn ở lưỡi, cổ họng và amidan. Các tổn thương có thể là các vết loét sâu, màu đỏ hoặc tím, hình tròn hoặc bầu dục, có sự gia tăng bất thường về kích thước. Chúng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh về da và niêm mạc tại miệng.

- Các vết loét này sẽ biến mất sau khoảng 2 đến 6 tuần xuất hiện. Sau đó, giang mai sẽ chuyển sang giai đoạn hai với các tổn thương mới, xuất hiện ở khắp cơ thể người bệnh như các trường hợp giang mai thông thường khác.

Trong đa số các trường hợp, miệng có thể xuất hiện những vết trợt nông, bằng phẳng màu đỏ thịt tươi, hình tròn hay hình bầu dục đều đặn. Vết loét có thể to và sâu, bờ không đều, nổi thành gờ hoặc vết loét có thể nhỏ, nằm trong hố amiđan, thường không ngứa, không đau nên rất khó nhận biết, có thể chỉ thấy amiđan một bên to, tấy đỏ như viêm amiđan…

Đối với bệnh giang mai ở miệng, triệu chứng cơ bản là đau họng kéo dài, có thể có sưng hạch ở cổ và nhiều nơi. Ở họng có thể xuất hiện các tổn thương do kích thích tại chỗ như uống rượu nhiều, uống nước lạnh hoặc sâu răng…

Ngoài ra, có một số bệnh nhân mắc bệnh giang mai ở miệng còn có biểu hiện trên mặt amiđan, miệng, lưỡi thấy các bợt trắng đục, quanh có rìa đỏ nuốt vướng, nói không rõ tiếng, thậm chí có khi còn khó thở…

Đối với giang mai ở miệng rất dễ lây truyền nếu bệnh nhân không giữ gìn. thậm chí, bệnh nhân cũng lưu ý không nên dùng cốc chén, bát đĩa, ăn chung với những người khác… Tránh uống rượu, nước lạnh vì dễ kích thích gây tổn thương ở họng.

Bệnh cần được trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị theo đúng phác đồ, giang mai có thể tiếp tục lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể, gây tổn thương và làm suy giảm các cơ quan và chức năng trong cơ thể như: ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tê liệt, mù, mất dần trí nhớ…, thậm chí là tử vong.

Để trị bệnh bệnh giang mai, tốt nhất, bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế chuyên khoa có uy tín. bên cạnh đó, các bác sĩ khuyến cáo, nhằm tránh những ảnh hưởng mà bệnh giang mai mang lại, hãy thực hiện quan hệ tình dục an toàn.

Trên đây là một số thông tin về bệnh giang mai ở miệng mà các chuyên gia bệnh viện đa khoa thế giới chia sẻ. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh giang mai, hãy liên hệ theo đường dây nóng 028 39 233 666 hoặc zalo 0163 591 7248 để được giải đáp trực tiếp miễn phí.

Vấn đề có thể bạn quan tâm: thời gian phát bệnh giang mai là bao lâu?