Trong quá trình hoạt động việc thay đổi tên công ty có thể là một nhu cầu thiết thực của công ty, việc thay đổi tên công ty có thể tạo ra sự thuận lợi hơn gây ra ấn tượng với cái tên mới giúp khách hàng ghi nhớ lâu cũng như có thể tạo ra thương hiệu riêng. Bài viết này của AZLAW sẽ tư vấn cho quý doanh nghiệp về thực hiện thủ tục này.

Trước tiên doanh nghiệp cần lựa chọn tên doanh nghiệp sau đó kiểm tra xem tên doanh nghiệp có trùng với tên doanh nghiệp nào đã đăng ký hay chưa, sau đó mới thực hiện nộp hồ sơ.

Căn cứ theo quy định tại điều 29, 31 Luật doanh nghiệp 2014 khi thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp thì công ty cần phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên Phòng đăng ký kinh doanh.

Cụ thể theo như quy định tại điều 41 Nghị định 78/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp có quy định như sau:

1. Trường hợp đổi tên, doanh nghiệp gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Nội dung Thông báo gồm:

a) Tên hiện tại, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế);

b) Tên dự kiến thay đổi;

c) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo Thông báo phải có Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần và của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.

2. Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp nếu tên dự kiến của doanh nghiệp không trái với quy định về đặt tên doanh nghiệp.

3. Việc thay đổi tên của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Hồ sơ thực hiện thay đổi tên doanh nghiệp gồm có:

Thông báo thay đổi đăng ký doanh nghiệp
Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông
Biên bản họp của Hội đồng thành viên/ Đại hội đồng cổ đông.
Lưu ý: Quyết định và biên bản họp phải ghi rõ những điều liên quan được sửa đổi trong điều lệ của công ty

Văn bản ủy quyền cho người làm thủ tục
Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân người nộp

Nơi nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa của Phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp qua mạng (đối với Hà Nội chỉ thực hiện nộp hồ sơ qua mạng)

Về con dấu, nếu doanh nghiệp sử dụng dấu tự khắc thì thực hiện thay đổi con dấu và thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh theo mẫu II-9 Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT. Còn đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an thì thực hiện thủ tục trả dấu sau đó làm con dấu mới rồi thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh về việc thay đổi con dấu.
>> Thiên Luật, thành lập công ty, dịch vụ kế toán