Thú vui chơi hòn non bộ phong thủy hay bể cá phong thủy được nhiều người quan tâm hiện nay. Sau một một làm việc tất bậc, nhiều người có thú vui bên cạnh hòn non bộ hay hồ cá do chính tay mình thiết kế nên. Dưới đây là cách đặt bể cá và làm vệ sinh bể cá được nhiều người quan tâm.



I. Những vị trí không nên đặt bể cá để tránh ốm đau, bệnh tật.

Đặt một bể cá phong thủy trong nhà hoặc văn phòng là một cách thu hút sự thịnh vượng và may mắn cực tốt đến với không gian của gia đình bạn.

Tuy nhiên, nếu đặt bể cá không đúng vị trí trong nhà nó có thể gây ra những năng lượng tiêu cực, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe và tài lộc của gia đình. Vì vậy bạn phải xem xét kĩ nơi đặt bể cá.

Bên cạnh việc tìm một vị trí phong thủy tốt cho bể cá cảnh, bạn cũng cần phải chăm sóc chúng thật tốt để thu hút dòng chảy năng lượng tích cực.

Dưới đây là một số mẹo để đặt và chăm sóc bể cá của bạn:

1. Đặt một bể cá dưới một bóng điện sẽ giúp giảm căng thẳng và áp lực tinh thần.

2. Không đặt bể cá trong nhà bếp hoặc phòng ngủ. Nó phù hợp nhất để được đặt trong phòng khách.

3. Không đặt bể cá ở trung tâm của ngôi nhà.

4. Vị trí của bể cá nên đặt tránh đối mặt trực tiếp về phía nhà bếp/ bếp vì các yếu tố lửa và nước sẽ đụng độ, gây ra các vấn đề sức khỏe cho các thành viên gia đình.

5. Không đặt bể cá dưới bàn thờ thần vì nó sẽ gây ra mất mát về của cải.

6. Bể cá không được đặt ở vị trí phía sau ghế sofa phòng khách vì bể cá không vững chắc, nó có thể trào ra bất cứ lúc nào gây ảnh hưởng cho người ngồi trên ghế.

Tốt nhất vị trí sau ghế sofa nên là bức tường vững chắc.

7. Vị trí tốt nhất để đặt bể cá cảnh lần lượt là hướng Đông Nam (hút tiền tài), hướng Bắc (hút công danh), và hướng Đông (hút sức khỏe và tình cảm).



II. Cách làm vệ sinh bể cá cảnh sạch và đẹp.

Vệ sinh bể cá không chỉ đảm bảo môi trường sống khỏe mạnh cho cá mà còn tăng tính thẩm cho không gian của bạn.

Để nuôi thú cưng trong nhà thì người nuôi phải gánh vác trách nhiệm rất lớn. Và trong số rất nhiều vật nuôi trong nhà, ý tưởng sở hữu một bể cá với đầy các loại cá kỳ lạ xung quanh đôi khi có thể đem đến nhiều niềm vui hơn là trách nhiệm.

Đối với bể cá, việc giữ vệ sinh sạch sẽ không chỉ là cách để nó trông thật tuyệt vời trong nhà bạn mà còn liên quan mật thiết tới sức khỏe của cá. Trước khi bạn quyết định rút hầu bao đầu tư một bế cá hoành tráng, hãy đọc kỹ 5 lời khuyên sau về cách bảo trì cũng như vệ sinh bể cá để có cái nhìn rõ ràng nhất về những gì bạn sắp làm.

1. Vệ sinh bộ lọc

Tùy thuộc vào kích thước của bể cá, bạn có thể có một hoặc nhiều bộ lọc để giữ cho cá khỏe mạnh. Vệ sinh bộ lọc là một bước quan trọng của việc bảo trì. Làm theo những hướng dẫn đi kèm với từng loại bộ lọc, sẽ có lúc bạn cần phải thay thế một số bộ phận.

Nên nhớ rằng những bộ phận này được bao phủ bởi các loại tảo và vi khuẩn có lợi, là một phần của sự cần bằng cần có để cá sống khỏe mạnh. Thay thế tất cả các bộ phần cũng một lúc có thể làm mất cân bằng cho môi trường sống của cá. Vì thế, chỉ nên thay từng thứ một để cá dễ thích nghi.

2. Vệ sinh sỏi

Lớp sỏi dưới đáy bể cá chính là cái kho lưu trữ tất cả những thứ gì quá nặng để có thể nổi trong nước, đó chính là thức ăn thừa và chất thải của cá. Nếu bạn có một bể cá rộng, bạn sẽ muốn mua một chiếc máy hút được chế tạo dành riêng cho việc vệ sinh bể cá. Nó sẽ hút sạch những chất bẩn đang lẩn khuất giữa những viên sỏi mà không hút sỏi lên.

Nếu bạn có một bể cá nhỏ và không muốn sử dụng máy hút thì bạn sẽ làm sạch sỏi vào những lần thay toàn bộ nước trong bể. Lúc này, việc vệ sinh trở nên thật đơn giản. Chỉ cần lấy hết sỏi ra và xả liên tục dưới vòi nước cho đến khi chúng khá sạch sẽ. Bạn không cần cố gắng kỳ cọ tất cả các viên sỏi bóng bẩy như mới, bởi vì, cá cần có một lượng vi khuẩn có ích nhất định.

3. Vệ sinh nước bể

Bạn cần vệ sinh nước bể một lần mỗi tuần. Những gì bạn đang thực sự làm là thay một phần nước trong bể, khoảng 10 – 20%. Chỉ một lượng nước nhỏ thế này được thay mới thôi cũng khiến cho bể cá trông đẹp mắt hơn và sạch sẽ trở lại. Trong khi đó, lượng vi khuẩn có ích cần thiết cho cá vẫn được giữ trong bể.

Sau khi thay nước, sử dụng vòi hút hoặc máy hút chân không để làm sạch sỏi và các phụ kiện trang trí trong bể. Đổ đầy nước trở lại. Lưu ý, nếu dùng nước máy, các bạn cần xả nước ra chậu để bay hết clo rồi mới đổ vào bể cá.

4. Vệ sinh kính bể

Giữ cho kính của bể cá sạch sẽ là việc làm đầu tiên để đảm bảo một môi trường trong lành cho cá.

Nuôi một đôi cá Plecostomus có thể kiểm soát sự sinh sôi nảy nở của tảo nhưng vẫn có những việc cần đến bàn tay của chính bạn. Cách tốt nhất là sắm một bộ dụng cụ vệ sinh và sử dụng nó để làm sạch bề mặt kính bên trong bể trước mỗi lần thay nước. Bao nhiêu chất bẩn sẽ theo nước bể ra ngoài.

5. Kiểm soát tảo xanh

Một điều bạn sẽ nhận ra khá nhanh chóng sau khi bạn mua và nuôi bể cá là tảo xanh nhầy nhụa bắt đầu hình thành rất nhiều trên thành bể. Để kiểm soát tảo, điều quan trọng là phải có cách vệ sinh đúng cách. Tuy nhiên, có một vài loại cá cảnh đặc biệt thích tảo, ví dụ như giống cá Plecostomus (còn được biết đến là cá tỳ bà, cá lau kính, cá dọn bể).

Xét về “ngoại hình” thì Plecostomus sẽ không bao giờ chiến thắng được cuộc thi sắc đẹp nào, nhưng giống cá bé nhỏ này lại rất thích ăn tảo. Không chỉ có vậy, nó còn ăn tạp, bất cứ thứ

Nguồn: eva.vn



Với nhiều năm cung cấp và lắp đặt hòn non bộ phong thủy cho khách hàng trong và ngoài thành phố Hồ Chí Minh, công ty Cảnh quan Thiên Sơn sẽ là địa chỉ hàng đầu dành cho bạn để sở hữu và tận hưởng thiết kế hòn non bộ phong thủy mang đầy may mắn này.

Liên hệ: CÔNG TY TNHH SÂN VƯỜN THIÊN SƠN
Nhung mau hon non bo dep - tieu canh ho ca trong nha - nghe thuat che tac non bo
Địa chỉ: 385 Phan Huy Ích, Phường 14, Quận Gò Vấp
Điện thoại: 0907.997759