Khái niệm và đặt trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN
Giới thiệu về các khái niệm nhà nước pháp quyền, khái niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng như bản chất của nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xhcn Việt Nam được Luận Văn Việt tổng hợp một cách đầy đủ và chi tiết nhất gửi tới bạn đọc.

1, Khái niệm nhà nước pháp quyền
Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị – pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Hiểu đơn giản nhà nước pháp quyền là một nhà nước quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.
Một khái niệm khác về nhà nước pháp quyền:
Nhà nước pháp quyền là vị thế pháp lý hay một hệ thống thể chế, nơi mỗi người đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, từ cá nhân đơn lẻ cho tới cơ quan công quyền. ( Theo wikipdia)
Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Nhà nước pháp quyền là hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị công khai và các mối quan hệ tương hỗ của nó với các cá nhân, với tư cách là những chủ thể pháp luật, những người mang các quyền tự do của con người và công dân.
2. Khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước pháp quyền XHCN là một Nhà nước vừa phải thể hiện được các giá trị phổ viến của nhà nước pháp quyền, vừa khẳng định được bản sắc đặc thù của riêng mình.
3. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xhcn việt nam
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
– Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội
– Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước.
– Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tham khảo thêm các bài viết khác:
+ điểm mạnh của vinamilk
+ phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
+ cách viết tiểu luận