VEPR cho rằng công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; vận tải, kho bãi, truyền thống của Việt Nam có năng suất còn thấp hơn Campuchia. Trong khi đó năng suất nông nghiệp lại vượt.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tính đến năm 2015, năng suất lao động của 9 ngành của Việt Nam đều ở mức gần thấp nhất hoặc thấp nhất trong khu vực. Nghiên cứu được thực hiện khi so sánh với các nước ở Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) và ASEAN (gồm Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Campuchia).

Trong 9 nước so sánh trên, có 3 nhóm ngành mà Việt Nam có năng suất thấp đội sổ là công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; vận tải, kho bãi, truyền thông. Nhóm nghiêm cứu nhấn mạnh là thấp hơn cả Campuchia. Tag: may quat nuoc



3 nhóm ngành mà Việt Nam hơn Campuchia, nhưng vẫn thấp hơn 8 nước còn lại là nông nghiệp; điện, nước, khí đốt; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa.

Trong khi đó, Việt Nam cũng được đánh giá tốt khi có năng suất cao ở 3 nhóm ngành là khai mỏ và khai khoáng; tài chính, bất động sản và dịch vụ văn phòng; dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân.

VEPR khuyến cáo Việt Nam cần tiếp tục tạo điều kiện tích cực để thúc đẩu tăng trưởng TFP cũng như cần có chính sách đào tạo, nâng cao tri thức, kỹ năng cho người lao động. Cần có chính sách khuyến khích đổi mới, sáng tạo và cải thiện kỹ thuật trong sản xuất.

Phân tích về nguyên nhân năng suất của Việt Nam còn yếu, PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Hương (Viện trưởng Viện Khoa học Lao động - Xã hội) cho rằng chính nội tại năng suất của các ngành cũng đang không hiệu quả. Việc chuyển dịch cơ cấu từ ngành có năng suất thấp lên ngành có năng suất cao. Tuy nhiên ở nội tại ngành có năng suất cao mà người lao động chuyển lên cũng không có sự cải thiện. Việc cải thiện năng suất chủ yếu thông qua sự chuyển dịch. Tag: quạt nước nuôi tôm

Với các yếu tố tác động đến năng suất lao động, sự chuyển dịch ồ ạt ở Việt Nam rất rõ. Người nông dân chuyển từ khu vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp khi không có những giá đỡ. Họ mất đất, được đền bù, buộc vào cái mới, chưa có đủ điều kiện, chưa đảm bảo chiến lược, an sinh đầy đủ. Vấn đề tiền lương cũng chưa được đảm bảo.

Ngoài ra, các khu vực đầu tàu của nền kinh tế như FDI, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn, năng suất lao động cải thiện còn thấp. Đó là chưa kể năng suất của khu vực Nhà nước còn rất thấp so với kỳ vọng. Trong khi đó Nhà nước đang có lực lượng lao động chất lượng cao, trình độ tốt.

Theo PGS. TS. Vũ Minh Khương, Giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore), muốn công nhân năng suất cao hơn, thì cường độ vốn trang bị cho họ phải nhiều hơn. Ngoài ra người quản lý phải tốt hơn, tìm ra đường hướng sản xuất (chỉ số TFP).

Ông cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã làm tốt hơn nhưng cần chuyển dịch cơ cấu lao động nhanh hơn. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy khi người lao động chuyển dịch cơ cấu lao động đến một khu vực có năng suất cao hơn, họ tiếp tục nâng cao năng suất của khu vực đó, từ đó đạt hiệu quả cao. Trong khi đó vẫn là hạn chế ở Việt Nam. Tag: quạt nước tạo oxy ao tôm

“Ví như ngành may mặc, ta có xu hướng mở rộng mãi đến chết. Thấy may gia công làm tốt là cứ mở rộng, từ TP.HCM rồi sang các tỉnh thành khác. Ở nước khác, họ làm tốt rồi thì sẽ mở rộng ra những lĩnh vực khác cao hơn như thiết kế, nhuộm… Chúng ta mở rộng ồ ạt thế, cả 3 nhà máy cùng chết thì sao?”, ông Khương nói.

VEPR cho rằng nếu không muốn bị vượt qua bởi các quốc gia láng giềng như Campuchia về năng suất lao động, Việt Nam cần có những cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong các ngành kinh tế. Đồng thời cần phát triển thị trường lao động và các chính sách liên quan thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động.

“Công nghiệp và dịch vụ cần được chú trọng nhiều hơn nữa về cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy thay đổi công nghệ, nhắm tạo động lực bền vững cho sự cải thiện năng suất nói chung”, VEPR khuyến cáo.

Nguồn: news.zing.vn/nang-suat-lao-dong-viet-nam-doi-so-khu-vuc-o-3-nhom-nganh-post840868.html