1, Tín dụng thương mại là gì?
Tín dụng thương mại là một hình thức nợ ngắn hạn, phát sinh từ doanh thu tín dụng và được coi là một khoản phải thu của người bán và khoản phải trả của người mua. Thực chất của tín dụng thương mại là một nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn, là nguồn ngân quỹ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tín dụng thương mại là do một nhà sản xuất cấp cho một hãng buôn, hãng phân phối, hay bán lẻ. Hoặc do hãng bán buôn cấp cho người bán lẻ hoặc do nhà sản xuất hay hãng phân phối cấp cho một hãng tiêu dùng công nghiệp…
Tín dụng thương mại là phương tiện đơn giản hóa việc thanh toán nhiều hơn làm công cụ cho vay. Khách hàng thường thấy các thuận lợi khi được trì hoãn việc thanh toán cho đến khi các khoản mua bán hay giao hàng đã được thực hiện.

Các yếu tố của chính sách tín dụng:
Khi lựa chọn một chính sách tín dụng các doanh nghiệp đều cân nhắc và lựa chọn kỹ lưỡng bởi vì một chính sách tín dụng bao gồm bốn yếu tố:
a, Thời hạn tín dụng:
Là một quy định về thời gian tín dụng và mức chiết khấu áp dụng.
Ví dụ: thời hạn tín dụng của một công ty A là ” 2/10 net 30” áp dụng đối với tất cả khách hàng.
Thời hạn tín dụng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố:
– Thứ nhất: Tính chất kinh tế của sản phẩm.
– Thứ hai: Tình trạng của người bán.
– Thứ ba: Tình trạng của người mua.
– Thứ tư: Giảm giá hàng bán.
b, Các định chuẩn tín dụng:
Là các quy định áp dùng nhằm xác định khách hàng nào thanh toán tín dụng đều đặn và số lượng tín dụng chấp thuận cho từng khách hàng.
Việc quy định các định chuẩn tín dụng ngấm ngằm yêu cầu một sự đánh giá chất lượng tín dụng mà ta có thể hiểu trong ngôn ngữ ngành là khả năng không thanh toán được của một khách hàng.
Một số biện pháp để đo lương chất lượng tín dụng :
– Phương pháp phán đoán: “ 5 Cs”: Là phương pháp truyền thống được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng.
+ Tư cách tín dụng ( Character): là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng -Khả năng thanh toán (Capacity): là chủ thể coi xét khả năng thanh toán nợ của khách hàng.
+ Vốn (Capital): là thứơc đo một điều kiện tài chính của một doanh nghiệp.
+ Vật thế chấp (Collateral): liên quan đến tài sản mà khách hàng có thể thế chấp để đảm bảo cho món nợ tín dụng của mình.
+ Điều kiện kinh tế (Codition): liên quan đến sự phát triển nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của từng vùng địa lý hay kinh tế nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng đối với món nợ của nó.
– Phương pháp thống kê:
Thường được áp dung rộng rãi trong đánh giá chất lượng tín dụng của khách hàng. Phương pháp này dựa trên các số liệu thống kê về thanh toán của từng cá nhân khách hàng để phân tích và đánh giá khách hàng.
– Các nguồn thông tin tín dụng :
Có hai nguồn thông tin tín dụng quan trọng là:
+ Thông từ các hiệp hội tín dụng.
+ Nguồn thông tin bên ngoài có thể có được từ các báo cáo tín dụng của chi nhánh với các thông tin về thu hồi tín dụng và nó được bán để lấy tiền hoa hồng.
c, Chính sách thu nợ:
Chính sách tín dụng liên quan đến quá trình thực hiện những khoản phải thu đáo hạn của doanh nghiệp.
Chính sách thu nợ có mục đích sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện việc thu tiền với các hóa đơn đáo hạn. Nó cũng liên quan đến việc định thời hạn cho chi tiêu các nguồn lực đó.
d, Chiết khấu bán hàng:
Là công cụ để kích thích khách hàng thanh toán nợ đúng hạn, chiết khấu là việc giảm giá hàng hóa cho những khách hàng mạnh dạng thanh toán sớm.
Việc sử dụng chiết khấu sẽ mang lại cho doanh nghiệp hai nguồn lợi.
– Thứ nhất: Sẽ lôi kéo thêm khách hàng mới.
– Thứ hai: Áp dụng chiết khấu sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, giảm được kì thu tiền bình quân.
Tỷ lệ chiết khấu tối ưu sẽ được hình thành tại điểm mà chi phí biên tế và lợi nhuận biên tế cân bằng nhau.
Tham khảo thêm các tin tức khác:
+ lời mở đầu cho bài tiểu luận về du lịch
+ lời mở đầu báo cáo thực tập tốt nghiệp dược
+ lời mở đầu báo cáo thực tập hay nhất