1/ Khái niệm vốn cố định và vốn lưu động trong doanh nghiệp
a/ Vốn cố định là gì?
– Số vốn tiền tệ đầu tư cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình và những chi phí đầu tư cho những tài sản cố định vô hình được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Số vốn này mang tính đầu tư ứng trước vì nếu được sử dụng có hiệu quả sẽ không mất đi, doanh nghiệp sẽ thu hồi lại được sau khi tiêu thụ hàng hóa hay dịch vụ cảu mình.

Các bài có thể xem thêm:
+ Các loại rủi ro trong ngân hàng
+ Nguyên tắc cho vay

– Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định: Những đặc điểm của tài sản cố định trong quá trình sử dụng có ảnh hưởng quyết định và chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Có thể thấy quá trình luân chuyên của vốn cố định có những đặc điểm sau:

+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Vốn cố định được luân chuyển dần dần từng phần vào trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, một bộ phận vốn cố định được luân chuyển và trở thành một khoản chi phí sản xuất (chi phí khấu hao tài sản cố định) tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định.

+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển: Sau mỗi chu kỳ sản xuất, phần vốn cố định được luân chuyển vào giá trị sản phẩm dưới dạng khấu hao được tăng lên, song phần vốn đầu tư ban đầu vào tài sản cố định (giá trị còn lại của tài sản cố định sau khấu hao) thì lại giảm xuống.

Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, giá trị của nó được chuyển dịch hết vào giá trị sản phẩm làm ra của doanh nghiệp thì vốn scố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

b/ Vốn lưu động là gì?
– Khái niệm: Các doanh nghiệp tực hiện sản xuất kinh doanh, ngoài tài sản cố định còn cần thiết phải có các tư kiệu sản xuất khác như công cụ nhỏ thường dùng; các đối tượng lao động như nguyên liệu, nhiên vật liệu bán thành phẩm các tài sản lưu động như tiền mặt, tiền trong thanh toán, sản phẩm hàng hóa dự trữ chờ tiêu thụ, chứng khoán ngắn hạn.

Các tài sản này về hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy vốn lưu động của doanh nghiệp được dịnh nghĩa như sau: Vốn lưu động của doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tài sản lưu động và vốn bằng tiền mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ để hình thành các tài sản lưu động của doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định. Vì vậy cũng có thể nói cách khác: vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm những tài sản lưu động của doanh nghiệp.

– Đặc điểm luân chuyển của vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tài sản lưu động có đặc điểm là luôn luôn vận động, thay thế và chuyển hóa lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.

Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, hình thái tự nhiên bị tiêu biến đi hoặc chuyển sang hình thái khác, giá trị chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm. Các loại tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh hơn so với tài sản cố định và phải đáp ứng nhanh chóng sự biến động của doanh số sản xuất kinh doanh.

Như vậy vốn lưu động luôn luôn vân động liên tục không ngừng và thay đổi hình thái biểu hiện qua các chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm và hoàn thành một vòng tuần hoàn.

2/ Vai trò của vốn cố định và vốn lưu động đối với doanh nghiệp
Một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và thường xuyên là vốn. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật, phải có một số tiền mặt nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình…. đó chính là vốn.

– Vốn cố định và vốn lưu động quyết định qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có vốn mạnh thì hoạt động kinh doanh sẽ phong phú đa dạng và sẽ dễ cạnh tranh trên thương trường.

– Trong thực tế, một doanh nghiệp có vốn lớn sẽ thu hút được nhiều quan hệ làm ăn, đảm bảo uy tín về các khoản thanh toán nợ của doanh nghiệp.

– Vốn giúp nguồn dự trữ hàng hoá dồi dào, nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp liên tục và không bị ảnh hưởng của mùa vụ hay biến động của thị thường.

– Vốn góp phần cải tiến qui trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường trong và ngoài nước.

Nguồn : https://luanvan1080.com/von-co-dinh-...-luu-dong.html