Bài viết này Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ 2018. Tham khảo ngày để có thể tự viết đề cương chi tiết cho bài luận sắp tới của mình nhé!

1. Đề cương chi tiết là gì?
Đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ là bản mô tả chi tiết về tất cả những gì học viên muốn phân tích hoặc đề xuất; tính tất yếu cần được nghiên cứu của đề tài nghiên cứu; các nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học mà học viên sẽ triển khai và sử dụng; quan điểm của học về về vấn đề và đưa ra những luận điểm mới; và kế hoạch tiến độ hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Các bài viết có thể xem thêm:
+ kỹ năng viết báo cáo
+ lời mở đầu báo cáo thực tập kế toán

2. Hướng dẫn cách làm đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ
Mẫu này áp dụng cho học viên xây dựng đề cương theo hình thức phân tích số liệu thứ cấp, có nghĩa là học viên sử dụng bộ số liệu của một nghiên cứu/dự án đã hoàn thành báo cáo chính thức. Đối với những học viên sử dụng số liệu của các nghiên cứu đang triển khai, áp dụng mẫu viết đề cương thông thường và cần có xác nhận của chủ nhiệm đề tài về việc nghiên cứu/dự án chưa có báo chính thức và đồng ý cho sử dụng bộ số liệu.

Bố cục đề cương
– Trang bìa cứng (phụ lục 1)

– Trang phụ bìa (phụ lục 2)

– Mục lục

– Danh mục các chữ viết tắt (phụ lục 3)

– Danh mục các bảng biểu

– Đặt vấn đề

– Mục tiêu nghiên cứu

– Chương 1: Tổng quan tài liệu (không đánh chữ số La Mã)



– Chương 2:Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu

2.1. …

2.2. …

– Chương 3: Dự kiến kết quả và bàn luận

3.3. …

3.4. …

– Tài liệu tham khảo

– Phụ lục

Hướng dẫn về hình thức trình bày đề cương
– Đánh số thứ tự bảng biểu

+ Đánh theo số chương và thứ tự của bảng trong chương (VD: Bảng 2.3 là bảng thứ ba trong chương 2)

+ Sau số bảng là tên của bảng (VD: Bảng 2.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc)

+ Chú ý ghi đầy đủ đơn vị tính (nếu có)

+ Phải ghi nguồn của thông tin trong bảng. Cách ghi giống như trích dẫn tài liệu tham khảo và ghi ở bên dưới bảng.

– Đánh số các chương, mục và tiểu mục

+ Sử dụng số A rập, không dùng chữ số La Mã

+ Không nên chia tiểu mục quá 4 chữ số•

+ Cần có tiêu đề cho các chương, mục và tiểu mục

– Soạn thảo văn bản

+ Giấy A4(21 29,7 cm)

+ Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 13, dòng 1.5 .

+ Lề trái cách 3,5 cm, lề phải 2 cm, lề trên 3cm, lề dưới 3cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu mỗi trang giấy, đánh số từ phần đặt vấn đề (theo chữ số A rập 1, 2, 3).

+ Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bầy theo cách này.

+ Phải đóng thành quyển có bìa như hướng dẫn

– Viết tắt

+ Chỉ viết tắt những từ hoặc cụm từ là danh từ, không dài quá và được sử dụng nhiều lần trong luận văn

+ Viết tắt các từ nước ngoài phải theo quy định quốc tế

+ Nếu ít từ viết tắt, có thể viết toàn bộ cụm từ lần đầu với chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu nhiều từ viết tắt, lập bảng các chữ viết tắt ở đầu luận văn, xếp theo thứ tự ABC của chữ viết tắt

Hướng dẫn làm đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ cho từng phần
– Đặt vấn đề:

Nêu lý do vì sao tiến hành phân tích bộ số liệu thứ cấp, có thể bao gồm các thông tin:

+ Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu

+ Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề, …

+ Nêu rõ nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì (câu hỏi nghiên cứu/ phân tích là gì, ví dụ: có thể áp dụng cách phân tích mới, hoặc sử dụng các nguồn số liệu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu mới)

Lưu ý: viết ngắn gọn, tối đa là 2 trang

Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể – không nhất thiết phải có mục tiêu chung, nhưng bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viết gọn trong 1 trang riêng)

+ Viết mục tiêu phải đảm bảo: đặc thù, đo lường được. Mục tiêu dùng động từ hành động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào.

+ Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự, không gạch đầu dòng.

Chương 1. Tổng quan tài liệu:

1.1. Trình bày tóm tắt các khái niệm, thông tin, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu/phân tích. Thông thường các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, Việt nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu.

1.2. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, phương pháp, kết quả, hạn chế (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại). Lưu ý: cách viết phần này là phải tổng hợp các nghiên cứu liên quan đã triển khai chứ không LIỆT KÊ các kết quả của các nghiên cứu đó trong phần này.

1.3. Sơ đồ cây vấn đề hoặc khung lý thuyết: Trình bày sơ đồ cây vấn đề và/hoặc khung lý thuyết áp dụng trong phân tích: Lấy chủ đề nghiên cứu là trung tâm, khung lý thuyết phải phản ánh đúng câu hỏi phân tích của tác giả đề ra chứ không phải là lý thuyết chung.

Tác giả cũng có thể sử dụng một khung lý thuyết chung/ tổng thể nhưng cần thể hiện rõ phần giải thích trong bài viết phần nào tác giả chọn để phân tích trong đề tài luận văn của mình. Khung lý thuyết có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phân tích số liệu. Lựa chọn khung lý thuyết phù hợp có ý nghĩa trong trả lời câu hỏi nghiên cứu và định hướng lựa chọn các biến số, tạo biến số trong phân tích số liệu.

1.4. Giới thiệu tóm tắt nghiên cứu và bộ số liệu thứ cấp mà tác giả sử dụng để phát triển thành luận văn, và nêu tóm tắt phương pháp/cách tiếp cận mới của tác giả, nêu được ưu/nhược điểm của phương pháp, cách tiếp cận mới.

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu:

Đây là đề cương phân tích số liệu thứ cấp, vì thế phần phương pháp học viên cần làm rõ 2 phần phương pháp nghiên cứu của bộ số liệu gốc và phương pháp phân tích của học viên, cụ thể như sau:

2.1. Mô tả bộ số liệu gốc: (viết dưới dạng TÓM TẮT)

2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.2. Đối tượng

2.1.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.4. Thiết kế nghiên cứu

2.1.5. Cỡ mẫu

2.1.6. Biến số nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn: Phần này nêu tất cả những điểm khác biệt cơ bản về phương pháp nghiên cứu của học viên so với bộ số liệu gốc

2.2.1. Giả thuyết nghiên cứu: do bộ số liệu thứ cấp đã hoàn thành báo cáo, học viên cần nêu giả thuyết nghiên cứu của học viên là gì, giả thuyết này có thể chỉ là mô tả lại phương pháp hiệu chỉnh, hoặc là kiểm định thống kê, ….

2.2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nếu HV chỉ sử dụng 1 trong số các phương pháp của nghiên cứu gốc thì phải trình bày đã chọn phương pháp nào (Ví dụ: nghiên cứu gốc sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với định tính, nhưng HV chỉ chọn số liệu từ nghiên cứu định lượng để phân tích thì phải trình bày rõ)

2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Nếu mẫu được sử dụng trong phân tích chỉ là một phần của cả bộ số liệu thứ cấp thì học viên phải nêu lý do chọn/ lọc mẫu, tiêu chí chọn/ lọc mẫu, cách tác giả đã dùng để chọn/ lọc mẫu phân tích như thế nào.

2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu: Nếu HV có thu thập thêm số liệu để bổ sung cho phân tích của mình thì cũng cần trình bày rõ lý do, phương pháp và nội dung được bổ sung.

2.2.5. Các biến số nghiên cứu:

+ Cách tạo các biến số mới từ các biến số của bộ số liệu thứ cấp như thế nào

+ Nếu học viên sử dụng số liệu có từ 2 nguồn trở lên cần nêu rõ cách ghép (Merge) các bộ số liệu đó.

+ Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có)

2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu: nêu phương pháp làm sạch số liệu, phần mềm nhập liệu và phân tích số liệu.

+ Nêu trình tự tiếp cận trong phân tích này (tiếp cận nghiên cứu, tiếp cận bộ số liệu)

+ Cách quản lý số liệu, kết nối số liệu (nếu cần), kỹ thuật phân tích số liệu…(Lưu ý đây là phần RẤT QUAN TRỌNG trong phần viết của đề cương phân tích số liệu thứ cấp).

2.2.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến sử dụng bộ số liệu thứ cấp, sự bổ sung của phân tích này so với các phân tích đã có cũng như việc sử dụng kết quả phân tích.

Nguồn: https://luanvan1080.com/huong-dan-ca...c-si-2018.html