In UV là gì ?

Là phương pháp cũng như nguyên lý in giống như in offset nhưng thay mực in offset bằng mực in UV thường gọi là mực in UV offset. Nhưng công nghệ in phủ UV phức tạp hơn so với in offset thông thường vì phải có hệ thống sấy khô mực UV bằng hệ thống đèn sấy UV và các công đoạn khác như xử lý Corona, flame, plasme, UV nitro,... để mực in UV bám trên bề mặt giấy Metalized.
Khi sử dụng mực in lụa UV thì ta sẽ tạo ra được nhiều hiệu ứng rất "ART" và in được trên nhiều vật liệu với năng suất & chất lượng cao.
Mục đích sử dụng in phủ UV

Đối với các sản phẩm như lịch để bàn, lịch treo tường, bao lì xì Tết, bao bì hộp rượu, bánh cao cấp, hộp thuốc tây,…nhãn chai bia, kem đánh răng,…cần độ bóng ánh kim của sản phẩm; tạo vân tia, vân xoay; màu sắc in bền trong môi trường ẩm; va chạm khi vận chuyển,…Hay đối với các catalogue, bao bì,.. cao cấp cần tạo bóng, sần, phun cát, chữ nổi,…trên bề mặt sản phẩm thì dùng phương pháp in phun UV.
In UV có ưu điểm

Mực khô nhanh (hầu như là ngay lập tức khi qua hệ thống sấy), tạo được nhiều hiệu ứng đặc biệt (bóng, in nổi, UV cát, metal…), in được trên nhiều vật liệu, thân thiện với môi trường.
Máy in UV hiện đang hoạt động tại Nhất Việt, chúng tôi nhận đơn hàng in UV số lượng lớn trang trí, in backlit film, nhận in UV số lượng ít theo yêu cầu đặt riêng

Máy in UV hiện đang hoạt động tại In Nhất Việt, chúng tôi nhận đơn hàng in UV số lượng lớn trang trí, nhận in UV số lượng ít theo yêu cầu đặt riêng

Cán UV (tráng phủ UV) có 2 kiểu

UV toàn phần: là tráng phủ toàn bộ tờ in, mục đích làm tăng độ bóng, chống trầy xước,…Trong trường hợp này, UV sử dụng là vẹc ni UV (UV Vảnish).
UV từng phần, định hình, cục bộ: là chỉ tráng phủ những vùng nào cần hiệu ứng UV mà thôi, ví dụ như hiệu ứng in nổi, sần sùi, nhám như cát,….hoặc khi bạn in 1 tờ in, trên đó có hình 1 chiếc xe hơi, và bạn chỉ phủ UV lên hình chiếc xe đó thôi thì gọi là phủ UV cục bộ (UV từng phần).
In UV sử dụng mực in UV. Mực in UV là loại mực không có dung môi, do đó nó không thể khô bình thường như các loại mực khác mà chỉ khô dưới tác động của bức xạ UV, do đó sau khi in tờ in phải đi qua một hệ thống sấy (curing system) sử dụng đèn UV.

Cách tính đèn sấy mực in UV

Về lý thuyết: mỗi nhà sản xuất mực (có chất lượng) đều cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để sấy khô mực, Ví dụ: mực RC PEP-G dùng in lụa trên nhựa PP/PE của hãng JUJO – Nhật Bản, yêu cầu đèn sấy như sau: đèn metal halide (MPMA cũng được) ≥ 120w/cm (thông số này sẽ quyết định cường độ bức xạ), năng lượng ≥ 120 mj/cm2, để biết được năng lượng trên, phải dùng máy đo bức xạ. Có một vài hãng mực không ghi năng lượng cần thiết mà yêu cầu tốc độ băng tải phải thấp hơn một con số nào đó, ví dụ như 40m/phút.
Và tất cả những thông số chỉ để mang tính tham khảo, vấn đề là phải tự điều chỉnh tốc độ băng tải theo điều kiện thực tế sản xuất. và từ thực tế đèn có công suất 80/cm hay 120w/cm, hay cao hơn nữa đều có những ưu nhược điểm riêng. tùy vào sản phẩm chủ lực thường in mà sẽ chọn đèn phù hợp.
Click image for larger version. 

Name:	dich-vu-in-backlit-film-2-600x400.jpg 
Views:	22 
Size:	39.9 KB 
ID:	1663
Hoạt động trên một dây chuyền luân phiên, khép kín từ khâu tư vấn, báo giá đến khâu thiết kế, in ấn và giao hàng, in backlit film ở tphcm Nhất Việt luôn mong muốn hỗ trợ các giải pháp in ấn tốt nhất cho khách hàng.

Với trang thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình in ấn, do đó giảm thiểu được thời gian trong việc luân chuyển cũng như khâu hoạt động máy móc. Bên cạnh đó, Công ty không ngừng tìm kiếm và hợp tác với các nhà cung cấp vật liệu bao gồm giấy in, mực in, keo… với một mức giá phù hợp nhất. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể trong việc hạ giá thành sản phẩm xuống mức thấp nhất nhằm hổ trợ tối đa khách hàng của chúng tôi.

Vì những lí do trên, chúng tôi tự hào là nhà cung cấp sản phẩm in UV chất lượng nhất cho mọi đối tượng khách hàng.

Liên hệ Công ty Nhất Việt
62/18 Trương Công Định, Phường 14, Q. Tân Bình
0907.737.734