1/ Bản chất của chi phí kinh doanh
Theo chuẩn mực số 01 – Chuẩn mực chung ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ -BTC ngày 31/12/2002 thì: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố tư liệu lao động, đối tương lao động và sức lao động để tạo ra giá trị sử dụng mới, đó là các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng đó là các chi ph

Tham khảo thêm các bài viết khác của Luận Văn Việt:
+ doanh thu là gì
+ chi phí kinh doanh
+ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trên phương diện này, chi phí là sự ghi nhận trên góc độ chủ sở hữu những gì đã bỏ ra với mục đích sẽ thu được những lợi ích lớn trong tương lai. Chi phí có thể được hiểu như là một sự giảm tạm thời của vốn chủ sở hữu. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hóa cần thiết cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ kinh doanh.
Theo quan điểm kinh tế, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.
Tóm lại, theo nghĩa chung nhất có thể hiểu chi phí là sự ghi nhận những gì đã bỏ ra của chủ sở hữu với kỳ vọng là thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Việc ghi nhận chi phí phải phù hợp với việc ghi nhận doanh thu. Cụ thể, khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng với việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu, chi phí của các kỳ trước và chi phí của các kỳ sau nhưng liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Chính từ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí đã đưa ra hướng dẫn về việc xác định chi phí để tính ra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí để tính toán, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chi phí đã cấu thành trong số hàng đã bán (hay là giá thành toàn bộ của hàng đã bán).

2/ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Các chi phí trong doanh nghiệp được nhìn nhận theo nhiều góc độ. Phân loại chi phí là cách sắp xếp các chi phí khác nhau vào cùng một nhóm dựa trên các tiêu thức phân loại khác nhau. Phân loại chi phí phụ thuộc vào nhu cầu thông tin quản lý. Tùy vào yêu cầu thông tin mà có các cách phân loại chi phí khác nhau.
– Chi phí vật tư: Bao gồm toàn bộ giá trị các loại vật tư mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ … sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc, lao vụ trong kỳ báo cáo.
– Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương như: chi phí tiền lương, phụ cấp phải trả, và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của người lao động tính vào chi phí.
– Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
– Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ do các đơn vị khác cung cấp như: Điện, nước, điện thoại…

View more random threads: