Đắk Nông hiện có trên 125.000ha cà phê (đứng thứ 3 trong khu vực Tây Nguyên), năng suất trung bình 2,3 tấn/ha.



Giải pháp cải tạo vườn cà phê già cỗi

So với trước, năng suất cà phê những năm trở lại đây tại Đắk Nông có chiều hướng tăng lên song chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa phù hợp với sự đầu tư về khoa học kỹ thuật như: công tác nghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác,... Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng năng suất và sản lượng cà phê của tỉnh thấp là do diện tích cà phê già cỗi, giống cũ chiếm tỷ lệ lớn, cũng như đầu tư của người dân còn chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.

Để giải quyết vấn đề sản lượng cà phê Việt Nam bị tụt hậu trên thị trường thế giới, đồng thời nâng cao năng suất, sản lượng, nâng cao thu nhập cho người dân, ngành nông nghiệp Đắk Nông đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm cải tạo vườn cà phê già cỗi bằng các biện pháp cụ thể như: cưa đốn phục hồi, ghép cải tạo thay thế các vườn cà phê cho năng suất thấp (đối với những vườn có bộ rễ còn tốt, không nhiễm bệnh), tái canh đối với các vườn cà phê không thể phục hồi bằng các biện pháp khác…

Tuy nhiên, giải pháp tái canh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Thực trạng hiện nay cho thấy diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp ngày một gia tăng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và tâm lý người sản xuất. Việc tái canh đòi hỏi phải đúng quy trình kỹ thuật, đúng định mức thì mới đạt hiệu quả cao. Tag: may thoi khi

Từ năm 2012 - 2017, Đắk Nông tái canh được khoảng 10.000ha, tập trung ở các huyện Đắk Mil, Đắk Rlấp. Kết quả đánh giá, trong giai đoạn 2012 - 2014, các hộ trồng tái canh cà phê có tỷ lệ thành công chưa cao và nguyên nhân là do chưa nắm vững quy trình kỹ thuật, chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề xử lý đất, chọn giống trước khi trồng.

Mô hình hiệu quả

Một số hộ đã đúc rút, học tập kinh nghiệm, nắm vững quy trình, diện tích tái canh cho năng suất cao và ổn định. Xin giới thiệu một số mô hình cụ thể:

Mô hình tái canh cà phê của ông Lê Thế Thanh ở tại Tổ dân phố 5, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa: 300 cây cà phê già cỗi được ông Thanh nhổ bỏ và trồng tái canh sớm từ năm 2013. Đến nay, vườn cây đã ở thời kỳ kinh doanh và cho năng suất ổn định từ 6-7 kg/cây/năm.

Theo ông Thanh, công việc đào hố, xử lý đất cần được thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ phụ trách nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện, ông gom toàn bộ thân, cành, lá, rễ... bỏ xuống hố để đốt. Bên cạnh đó, theo quy trình, mỗi hố bón lót 18kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg vôi, 1kg lân, nhưng do điều kiện gia đình lúc đó khó khăn nên ông chỉ bón lân và vôi với lượng khuyến cáo trước khi trồng 1 tháng. Nguồn giống là cây cà phê thực sinh mua từ tỉnh Lâm Đồng, sau 3 năm trồng tỷ lệ cây sống đạt 90%. Tag: dinh dưỡng cho tôm

Hộ anh Phạm Xuân Khương ở tại thôn 14, xã Đắk Wer, huyện Đắk Rlấp, có 2,5ha cà phê già cỗi, giống cũ, quả nhỏ nên năng suất không cao. Do đó, gia đình anh đã nhổ bỏ sau vụ thu hoạch năm 2012. Sau đó, anh thực hiện quy trình cày đất, rà rễ và phơi đất. Đến tháng 4/2013, tiến hành đào hố với kích thước 60 x 60 x 60cm và bón lót. Việc sử dụng phân bón hữu cơ được ưu tiên hàng đầu, anh bón lót 18-20kg phân chuồng hoai mục cho mỗi hố, kết hợp với lân và vôi.

Anh chọn những giống cà phê mới do Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu, chọn tạo và trồng bằng cây ghép nên bước sang năm thứ 3, vườn cây đã cho thu quả bói. Các khâu kỹ thuật chăm sóc được anh thực hiện đúng theo hướng dẫn. Đến nay, năng suất trung bình đạt ổn định từ 5-6 tấn/ha.

Hộ ông Võ Văn Cung tại thôn 11, xã Quảng Khê, huyện Đắk Glong, với diện tích cà phê già cỗi được nhổ bỏ sau thu hoạch niên vụ 2012 và trồng tái canh năm 2013. Nguồn giống gia đình ông trồng là giống cà phê đa dòng được Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đắk Glong cấp phát theo chương trình tái canh của huyện. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật và ông thực hiện theo đúng quy trình nên tỷ lệ sống sau 3 năm trồng đạt trên 85%. Đến thời điểm hiện nay, vườn cà phê đã cho thu hoạch và năng suất trung bình đạt 4-5 tấn/ha. Tag: thuoc thuy san

Để chương trình tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng, khu vực Tây nguyên nói chung thành công, rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt chính quyền các xã, phường trong việc vận động nông dân mạnh dạn tái canh vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp, nhiễm sâu bệnh,... để trồng (ghép) bằng những giống cà phê mới cho năng suất và chất lượng cao. Trong quá trình tái canh, cần áp dụng triệt để Quy trình tái canh cà phê vối do Cục Trồng trọt ban hành.

Nguồn: 2lua.vn/article/dak-nong-thuc-hien-thanh-cong-mo-hinh-tai-canh-ca-phe-5b174dc0e49519d35a8b456b.html