Chính quyền cấp tỉnh gồm HĐND tỉnh, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh [9].

HĐND tỉnh: Đây là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí và quyền làm chủ của nhân dân trong tỉnh, chịu trách nhiệm trước nhân dân trong tỉnh và cấp trên. Đây là nơi quyết định quy hoạch, kế hoạch, chủ trương, biện pháp nhằm triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và phát triển địa phương.

Tham khảo thêm các bài viết sau:
+ hoạch định nguồn nhân lực là gì
+ dịch vụ viễn thông
+ chính sách tỷ giá hối đoái ở việt nam hiện nay

UBND tỉnh: Đây là cơ quan chấp hành của HĐND tỉnh, cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh. UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra và quản lý mọi lĩnh vực tại địa phương.

Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh: Đây là các cơ quan tham mưu, giúp UBND triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật. Các cơ quan này hoạt động theo cơ chế/nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, có nghĩa là chịu sự quản lý đồng thời của hai cơ quan cấp trên trực tiếp: (1) theo sự quản lý của ngành dọc (Bộ, ngành TW); (2) theo sự quản lý của lãnh thổ theo chiều ngang (UBND tỉnh).

Các cơ quan quản lý nhà nước trên có mối quan hệ với nhau, tạo thành hệ thống chính quyền cấp tỉnh, điều hành, tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ ở các lĩnh vực khác nhau tại địa phương.