Bản sắc thương hiệu là gì?

Chúng ta thường nghe giới truyền thông nói nhiều về “bản sắc thương hiệu”, tuy nhiên thực tế, cụm từ này hầu như chưa có khái niệm cụ thể nào. Vì vậy mà ngay cả một số người làm marketing cũng có thể cảm thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích bản sắc thương hiệu là gì?



Hiểu một cách đơn giản, bản sắc thương hiệu là những yếu tố lý tính và cảm tính mà thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp chứa đựng và thể hiện ra bên ngoài. Bản sắc thương hiệu còn là giá trị mà doanh nghiệp muốn người tiêu dùng tin vào, đồng thời thể hiện được sự khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh. Nói cách khác, để tạo dựng nên một thương hiệu có sức sống mãnh liệt theo thời gian, thì tất cả đều phụ thuộc vào bản sắc thương hiệu.

Các yếu tố làm nên bản sắc thương hiệu

Bản sắc thương hiệu được ví như là thứ nước sốt đặc biệt mà mỗi doanh nghiệp đều có công thức chế biến riêng. Tuy vậy, dù bản sắc thương hiệu là gì và ở từng công ty có khác nhau như thế nào, xét về tổng thể nó luôn bao gồm 5 yếu tố sau:

– Tầm nhìn & Sứ mệnh (Mission – Vision)

Để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng cho mình con đường và mục tiêu kinh doanh riêng, đều này được thể hiện qua tầm nhìn – sứ mệnh của doanh nghiệp. Tầm nhìn là tiêu chuẩn, lý tưởng mà doanh nghiệp muốn đạt tới; còn sứ mệnh là lý do mà doanh nghiệp tồn tại.

Góp phần tạo nên bản sắc thương hiệu, bản tuyên bố về tầm nhìn – sứ mệnh cần được cô đọng, ngắn gọn và dễ hiểu. Đồng thời thể hiện rõ mục đích, lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của bạn mang đến cho khách hàng.

– Đặc tính thương hiệu (Indetify Attributes) và hệ thống nhận diện thương hiệu (Corporation Identities)

Là những gì mà khách hàng liên tưởng về thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến Vinamilk, có phải trong đầu bạn sẽ xuất hiện cụm từ “sữa tươi nguyên chất 100%”? Hoặc khi nghe đến Coca-Cola, hầu như chúng ta đều liên tưởng đến sắc đỏ.

Như chúng ta đã phân tích bản sắc thương hiệu là gì ở đầu bài viết, có thể thấy đặc tính và hệ thống nhận diện thương hiệu nói chung rất quan trọng trong việc tạo nên bản sắc thương hiệu. Chúng là những yếu tố đầu tiên – tiên quyết để khách hàng nhận biết được sự khác biệt của sản phẩm, do đó thường được thể hiện thông qua các yếu tố: truyền thông, giao tiếp và hình ảnh nhận diện.

– Khẳng định giá trị (Value Proposition)

Là lời khẳng định chất lượng, lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng. Hãy tự đặt câu hỏi: nhãn hiệu của doanh nghiệp bạn có gì đặc sắc? Sản phẩm của bạn có những tính năng nào nổi bật hơn đối thủ? Bạn có thể mang đến giá trị gì cho khách hàng. Trả lời tất cả những câu hỏi trên, bạn sẽ có được lời khẳng định giá trị cho doanh nghiệp mình.

– Khẩu hiệu thương mại (Slogan)

Khẩu hiệu, hay còn gọi là slogan có lẽ không còn gì xa lạ – đó là thông điệp ngắn gọn nhưng đầy hàm ý sâu xa mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Slogan thường rất súc tích và lôi cuốn, đôi khi có thể thể hiện được toàn bộ giá trị cũng như tính năng sản phẩm.

Ví dụ: KFC: Vị ngon trên từng ngón tay; Apple: Think Different; Viettel: Hãy nói theo cách của bạn;…

– Câu chuyện nhãn hiệu (Brand Story)

Giới truyền thông cũng như phần lớn khách hàng ngày nay, rất dễ bị ấn tượng bởi những câu chuyện lôi cuốn. Vì vậy, đừng quên lưu lại những câu chuyện từ quá trình hình thành, lịch sử phát triển của doanh nghiệp, tô điểm cho nó thêm chút sắc màu hấp dẫn hơn. Thông qua việc lồng ghép những câu chuyện nhãn hiệu vào chiến dịch quảng cáo, thương hiệu sẽ dễ đi vào lòng người hơn rất nhiều so với những lời mô tả khô khan về tính năng, chất lượng sản phẩm. Đấy cũng chính là yếu tố “cảm tính” đã được đề cập trong khái niệm bản sắc thương hiệu là gì.

Xem thêm: http://univistudio.com/ban-sac-thuong-hieu-la-gi/