1/ Mô hình quản lý rác thải ở Nhật Bản
* Thu gom, vận chuyển
Nhật Bản là một nước công nghiệp phát triển, nên lượng rác thải bình quân đầu người hàng năm là rất lớn so với các nước chậm phát triển. Việc tổ chức thu gom rác thải được các nhà chính sách Nhật Bản và người dân đồng tình ủng hộ. Trong công tác thu gom các công nhân đi thu gom rác thải sinh hoạt của người dân theo những ngày quy định.
Rác thải được phân lại ngay tại nguồn thành 3 loại chính :cháy được, không cháy được, và rác có kích cỡ lớn. Rác sinh hoạt của người dân được đựng trong các túi nilon có các màu khác nhau.

Mô hình quản lý rác thải ở Việt Nam
Trong 3 thùng rác có quy định: thùng thứ nhất đựng túi màu trắng chứa vỏ chai, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp, sắt thép phế liệu; thùng thứ hại đựng túi nilon xanh chứa những thứ có thể tái chế bao gói, bìa, giấy ; thùng thứ ba đựng túi nilon màu đen chứa các loại thức ăn ,rau quả… đối với rác có kích cỡ lớn thì khách hàng gọi điện cho công ty dịch vụ và công ty dịch vụ sẽ thống nhất ngày giờ vận chuyển và tới tận nhà chuyển đi.
Rác ở những nơi công cộng được thu gom vận chuyển thường xuyên, các cơ sở hoạt động sản xuất được thu gom vận chuyển theo những quy định riêng.
* Xử lý
Dựa vào thành phần, số lượng rác thải thu gom đã được phân loại ngay từ quá trình thu gom vận chuyển như trên. Một phần rác thải được tái sử dụng, một phần được đem đốt trong các lò rác, phần còn lại đem chôn xuống biển. Tại các nhà máy đốt rác, nhiệt lượng phát ra được cung cấp cho các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, một số lò đốt được cung cấp vào việc phát điện.
Để bảo vệ môi trường biển thì người ta khoanh tròn các khu vực đổ rác bằng các cọc thép sâu đến tận đáy biển, có khả năng chống lại những trận động đất, bão thông thường. Sau khi đóng các cọc sắt thì dùng loại keo đặc biệt gắn kín các lỗ nhỏ để nước từ trong bãi rác không rò rỉ ra biển gây ô nhiễm biển.
* Việc thu phí
Tại Nhật Bản, người dân không phải trả tiền đổ rác chỉ có các cửa hàng kinh doanh là phải trả tiền. Riêng đối với loại rác thải có kích cỡ lớn đối với mọi người dân đều phải trả tiền tính theo trọng lượng của rác thải. Còn các cơ sở sản xuất, các nhà máy, khu công nghiệp …tuỳ thuộc vào mức độ gây ô nhiễm mà phải trả tiền phí khác nhau cho công tác vệ sinh môi trường.
2/ Mô hình quản lý rác thải ở Singapore.
* Thu gom vận chuyển : Singapore là một quốc gia được coi là có chính sách môi trường tốt nhất, môi trường ở đây được xem là xanh sạch nhất thế giới.
Tại đây, rác được thu gom ở các khu dân cư, nơi công cộng, cơ quan, công sở đều được phân loại ngay trước khi đưa thải vào bãi rác. Rác được phân loại thành 2 loại chính là chất có thể tái chế và chất không thể tái chế.
– Đối với chất thải có thể tái chế được sẽ được tập trung đưa vào nhà máy tái chế để thực hiện việc tái chế.
– Đối với các chất thải không thể tái chế thì được thu gom vận chuyển tại các trạm trung chuyển rồi đưa vào nhà máy xử lý rác thải. Hoặc có thể được chuyển trực tiếp vào nhà máy xử lý. Tại nhà máy xử lý, rác được vận xử lý chủ yếu bằng phương pháp thiêu đốt.
Việc vận chuyển được trang bị xe hiện đại, hầu hết là xe trọng tải 5-7 tấn. Nhà máy xử lý rác ở phía đông và phía nam. Nên để tiết kiệm việc vận chuyển thì Singapore xây dựng các trạm trung chuyển. Rác thu gom được chuyển bằng các máy ép vào các container và được xe tải chuyển đến nhà máy xử lý.
Thực hiện công tác thu gom vận chuyển gồm có cả nhà nước và tư nhân tham gia :cơ quan nhà nước gồm các tổ chức thuộc Bộ môi trường thực hiện thu gom chủ yếu ở các khu dân cư và các công ty. Còn các bộ phận tư nhân tham gia công việc này thì thu gom chủ yếu là chất thải công nghiệp và thương mại.
* Xử lý rác :
Công nghệ xử lý rác thải tại Singapore là công nghệ hiện đại chủ yếu là thiêu đốt. Năng lượng được sinh ra trong quá trình thiêu đốt dùng để phát điện …Hiện nay Singapore có 5 nhà máy thiêu huỷ rác ,trong khi đốt thì chất thải như khói, bụi được xử lý bằng hệ thống lọc khí bụi trước khi thải vào không khí bằng các phương tiện hiện đại.

Mo-hinh-quan-ly-rac-thai-o-Viet-Nam
* Việc thu phí
Trong công tác thu phí, Singapore đã sử dụng khá sớm và có hiệu quả các công cụ kinh tế vào hoạch định chính sách môi trường. Công cụ kinh tế quan trọng nhất được sử dụng ở Singapore là hệ thống thuế nước thải thương mại. Hệ thống thuế nước thải của Singapore đánh vào các loại nước thải của tất cả các ngành công nghiệp và gồm các loại phí áp dụng cho các chất oxi hoá (BOD) và chất rắn lơ lửng (TSS).
Dựa vào nồng độ BOD và TSS, người ta xác định mức phí khác nhau. Khi nồng độ vượt quá tiêu chuẩn môi trường đã qui định. Người thải nước thì phải trả thuế luỹ tiến. Điều đáng chú ý ở đây là mức phí như nhau được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp và các xí nghiệp, không phân biệt xí nghiệp cũ hay xí nghiệp mới. Mức phải trả luỹ tiến đối với các chất BOD hoặc TSS phụ thuộc vào nồng độ của chúng có trong nước giới hạn từ 401-1800mg/l . Mức cụ thể như sau :
– Đối với BOD :
+ Từ 401 -600mg/l là 0.08USD /m3
+ Từ 1601-1800mg/l là 0.59USD/m3
– Đối với TSS:
+ Từ 401-600mg/l là 0.07 USD/m3
+ Từ 1601-1800mg/l là 0.49USD/m3
Còn đối với các nồng độ BOD và TSS nằm giữa 2 mức này thi lệ phí tăng lên 200mg/l một cấp.
Thông qua những mô hình quản lý rác thải ở 2 nước Nhật Bản, Singapore và thành phố Hà Nội chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để từ đó có thể áp dụng những phương pháp quản lý thích hợp trong công tác quản lý rác thải ở Việt Nam, đặc biệt là chất thải rắn ở đô thị.
Xem thêm: làm luận văn tốt nghiệp, viết essay tiếng anh, dịch vụ chạy spss