Ăn gì bổ nấy là một quan niệm sai lầm đối với người bị bệnh xơ gan. Người bị xơ gan ăn gan chưa hẳn có lợi mà ngược lại có thể gây khó tiêu vì chứa nhiều chất béo, trong đó nhiều cholerterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Hãy cùng OSSC - Đại diện các bệnh viện tại Singapore - Khám chữa bệnh tại singapore tìm hiểu về các chế độ ăn uống cho bệnh nhân xơ gan.

Gan được xem như "nhà máy" để chế biến, tổng hợp, dự trữ các chất dinh dưỡng và thải độc để duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Các chất dinh dưỡng như đường, đạm, béo, chất khoáng hay vitamin từ thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu vào máu sẽ được chuyển đến gan để được chuyển hóa, dự trữ và đào thải. Gan cũng có chức năng chuyển hóa và đào thải rượu.

Chăm sóc gan 1 cách tốt nhất

Xơ gan là bệnh diễn tiến chậm qua nhiều năm, tổn thương đặc trưng của xơ gan là một quá trình tổn thương mạn tính. Vì vậy trong quá trình điều trị thì việc chăm sóc bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là chế độ ăn uống tốt sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt.

Chế độ ăn đối với người bị xơ gan
Chế độ ăn phải giàu calo: 2.500 - 3.000calo/ngày.

Thành phần thức ăn phải phù hợp: Đầy đủ thực phẩm giàu protit như thịt, cá, trứng, sữa... đầy đủ thực phẩm giàu gluxit như ngô, khoai, ngũ cốc...

Nên dùng dầu thực vật, tránh dùng mỡ động vật, những thực phẩm lạ, dễ gây dị ứng, rối loạn tiêu hóa. Thức ăn chế biến chín, đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị. Các món ăn nên thay đổi ở các bữa, để gan không phải làm việc quá sức, thức ăn được hấp thu tốt hơn, tránh được rối loạn tiêu hóa thì nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho người bệnh ăn 4 - 5 bữa một ngày. Bổ sung vitamin bằng nước hoa quả ép, trái cây. Có thể thay nước uống hàng ngày bằng nước nhân trần, atiso, có tác dụng mát gan, lợi mật rất tốt cho người bệnh xơ gan.
Cần ăn hạn chế muối hoặc ăn nhạt hoàn toàn khi có phù và cổ trướng nhiều. Bởi lượng muối trong cơ thể nhiều sẽ gây tích nước trong tế bào, càng làm cho tình trạng phù tăng lên. Khi dùng một số thuốc lợi tiểu sẽ làm mất kali máu, khiến tình trạng người bệnh tồi tệ hơn. Khuyến khích người bệnh ăn tăng cường thực phẩm giàu kali, sẽ bổ sung lượng kali đã mất. Nhưng đối với người bệnh xơ gan giai đoạn muộn (mất bù) thì cần chú ý là phải hạn chế thực phẩm giàu đạm, đề phòng hôn mê gan.

Gan bị tổn thương

Suy dinh dưỡng gây bất lợi cho bệnh nhân xơ gan
Bị suy dinh dưỡng khiến cơ thể mệt mỏi, đi lại yếu, dễ bị nhiễm trùng do cơ thể giảm khả năng đề kháng, dễ bị biến chứng và tử vong. Bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng sẽ có chất lượng sống kém và giảm khả năng sống còn. Một khi gan bị xơ, suy gan sẽ dẫn đến ăn không tiêu, cảm giác mau no, ăn không ngon miệng hoặc có cảm giác buồn nôn...

Suy dinh dưỡng có những biểu hiện sau:

Biếng ăn hay ăn uống kém (dưới 50% so với lúc bình thường).
Sụt cân nhiều không chủ ý (trong xơ gan không phù, không báng bụng).
Lưu ý: Tăng cân nhanh trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của phù chân hay báng bụng.

Teo cơ hay mất lớp mỡ dưới da.
Đi lại yếu, mệt mỏi.
Ăn gan bổ gan?
Sự thật là gan chứa nhiều đạm và vitamin có lợi cho sức khỏe người bình thường nếu không ăn nhiều và thường xuyên. Đối với người bệnh xơ gan, ăn gan chưa hẳn có lợi mà ngược lại có thể gây khó tiêu vì chứa nhiều chất béo, trong đó nhiều cholerterol sẽ làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch. Trong trường hợp xơ gan do bệnh lý tích tụ sắt hay đồng thì ăn gan lại nguy hiểm, vì sẽ làm gan càng suy nhanh và nặng hơn.

Kiêng ăn trứng
Trứng là nguồn đạm tốt cho cơ thể, đặc biệt chứa nhiều axit amin có lợi cho gan như leucin, isoleucin hay valin. Đồng thời trứng có rất nhiều vitamin mà bệnh nhân gan thật sự rất cần, như vitamin B, A, D. Tuy nhiên, do trứng có nhiều cholesterol nên người bệnh có thể ăn tối đa 2 quả/tuần.

điều trị ung thư gan tại singapore, điều trị ung thư tiền liệt tuyến ở singapore

View more random threads: