Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao gồm 4.300 thành phố trên 108 quốc gia toàn thế giới, mới cập nhật chỉ ra rằng khoảng 90% số người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép của WHO và có tới khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí.


Ô nhiễm không khí là tác nhân nguy hiểm của những bệnh không lây nhiễm, ước tính gây ra 1/4 ca chết vì bệnh tim, 1/4 ca đột quỵ, 43% ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 29% của các ca ung thư phổi. Tất cả các khu vực trên thế giới ít nhiều đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nhưng người dân ở các thành phố thu nhập thấp lại bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á.

>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường từ các nhà máy nhiệt than Việt Nam

95% dân số thế giới sống trong không khí ô nhiễm

Phần lớn dân số thế giới hít thở không khí không sạch, trong đó, tình trạng ở nhiều nước đang phát triển rất nghiêm trọng, CNN đưa tin. Việc tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm khiến khoảng 6,1 triệu người chết năm 2016, theo báo cáo thường niên về tình trạng không khí toàn cầu của tổ chức Health Effects Institute (HEI).


Tiếp xúc với không khí độc hại có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, ung thư phổi và bệnh phổi mạn tính. Đây cũng là nguyên nhân gây chết người nhiều thứ 4 trong số các rủi ro về sức khỏe, đứng sau huyết áp cao, chế độ ăn uống và hút thuốc.Ô nhiễm không khí khiến rất nhiều người trên thế giới tử vong, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp khó thở, người trẻ và người già phải nhập viện, không thể đi học hay đi làm, và nhiều trường hợp chết sớm.

Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc

Trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn. Vào tháng 11/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc.


Bắc Kinh cũng đã tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy, trường học, hạn chế các công trình xây dựng và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác từ ngày 8-10/12/2015. Mặc dù, Bắc Kinh đã phải trải qua khá nhiều các đợt ô nhiễm khủng khiếp nhưng đây là lần đầu tiên thủ đô Trung Quốc ban hành một lệnh cấm ở mức độ cao đến như vậy. Với mức độ ô nhiễm không khí đáng báo động, Bắc Kinh đã phải đóng cửa nhiều nhà máy, hạn chế các công trình xây dựng. Sự gia tăng mạnh lượng xe ô tô là nguyên nhân chính khiến Bắc Kinh ô nhiễm nặng nề. Dù chính quyền có những quy định nghiêm ngặt, nhưng mỗi năm thành phố này có thêm gần 800.000 chiếc.


Ở Trung Quốc thì tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà đã gây nên những hội chứng xấu ở đường hô hấp và gây ra nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong. Những con số này đều cho thấy rằng tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng nghiêm trọng và gây tổn hại rất nhiều đến con người.

Những hệ lụy nghiêm trọng

Tình trạng ô nhiễm không khí trên toàn cầu hiện nay chính là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh mãn tính, khiến bệnh nhân phải nhập viện do ô nhiễm ngày càng gia tăng. Cụ thể, ô nhiễm không khí gây ra nhiều chứng bệnh như: hen suyễn, viêm phổi, bệnh tim, ung thư,… hay thậm chí là chứng mất trí nhớ. Theo tổ chức LHQ cho biết trên thế giới hiện nay có khoảng 33 triệu trẻ em chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, khoảng 1/3 trong số này chịu các căn bệnh liên quan như đau tim và đột quỵ. Trong đó, số người chết do ô nhiễm mỗi năm ở Trung Quốc là 1,4 triệu người, ở Ấn Độ là 645.000 người và Pakistan là 110.000 người.


Còn trong một nghiên cứu khoa học mới đây được đăng tải trên tạp chí Nature, ô nhiễm không khí ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khiến cho số người chết tăng dần theo mỗi năm. Và thậm chí con số này còn vượt qua cả tổng số người chết do HIV và bệnh sốt rét cộng lại.

>> Xem thêm: Ô nhiễm nước và biện pháp xử lý

Làm thế nào để giảm nguy cơ tiếp xúc với không khí ô nhiễm

Ô nhiễm không khí trong nhà có thể được giảm đi bằng cách đảm bảo rằng tòa nhà được thông gió và làm sạch thường xuyên để ngăn chặn sự tích tụ các chất độc hại từ việc đun nấu, hóa chất và nấm mốc, và đặc biệt là bỏ thuốc lá để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình cũng như xã hội.


Về ô nhiễm không khí ngoài trời, tránh tiếp xúc với nguồn ô nhiễm bằng cách sử dụng các phương tiện bảo hộ, đồng thời có kế hoạch lâu dài để tăng diện tích phủ xanh thực vật, đặc biệt là giữ được rừng. Ngoài ra, những đơn vị có thẩm quyền phải có biện pháp để quản lý tốt các phương tiện giao thông, giảm khí thải từ các hoạt động sản xuất, nhà máy.

Mỗi người chúng ta hình thành nên xã hội. Hãy chung tay bảo vệ bầu không khí trong lành cho chúng ta và cả thế hệ mai sau.