Tình trạng ô nhiễm môi trường nước đã trở nên đáng báo động ở các quốc gia và khu vực. Do đó, nhiều nước phát triển trên thế giới đã có những biện pháp tích cực để ngăn chặn ô nhiễm nước từ tất cả các nguồn đổ ra sông, suối và đại dương.


Hiện nay, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nguồn nước và môi trường. Tại Việt Nam, mỗi năm có 9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước. Với nguồn nước nhiễm asen, dù chỉ một liều lượng nhỏ nhưng qua thời gian sử dụng sẽ gây ra các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, giảm hồng cầu, bạch cầu, da sạm, rụng tóc, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, đau mắt, viêm dạ dày, ung thư... nếu nồng độ quá lớn thậm chí có thể khiến mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt, thâm tím và gây tử vong.

>> Xem thêm: Nguyên nhân, tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm

Nguyên nhân từ con người

Trong quá trình sinh hoạt của con người đã phát sinh một số chất thải( rác, phân, nước,…) gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, những hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, giết mổ động vật, chế biến thực phẩm,… gây ảnh hưởng rất lớn đến việc ô nhiễm này.


Những hoá chất, chất thải, khói bụi công nghiệp,chất thải phóng xạ…từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp dẫn đến ô nhiễm không khí, khi trời mưa các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa gây nên ô nhiễm môi trường nước.

Nguyên nhân từ tự nhiên

Trong thiên nhiên sẽ xảy ra các hiện tượng như là: sụp lở đồi, đất ven bờ sông làm dòng nước cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn,…gây nên sự ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, do sự phun trào núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuống đất, hoặc do triều cường, nước biển dâng cao,hoặc sự hoà tan các chất muối khoáng có nồng độ quá cao,… gây ô nhiễm các dòng sông.


Ô nhiễm môi trường nước do tự nhiên có thể trở lại nguyên vẹn vì tự nhiên vốn có sự cân bằng của nó. Tuy nhiên, do con người thì khó làm cho trạng thái quay trở lại ban đầu, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên và có thể gây phá vỡ tính vốn có của tự nhiên.

Tác hại của ô nhiễm nguồn nước

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.

Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống.


Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.

Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

>> Xem thêm: Các giải pháp ô nhiễm môi trường trong dài hạn

Các biện pháp xử lý tạm thời nước bị nhiễm khuẩn

- Luôn dùng nước đã đun sôi.

- Uống nước đun sôi mới sau 24h, bởi sau ngần ấy thời gian nước đun sôi để nguội không hề an toàn để sử dụng, nó sẽ bị nhiễm khuẩn trở lại.


- Để lắng và gạn nước sau đó phơi nước dưới ánh nắng trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày. Cần thiết sử dụng các phương pháp lọc nước như lọc nước bằng than hoạt tính, lọc nước dạng phun mưa, …

Trên đây chỉ là biện pháp tạm thời vì vậy muốn có nguồn nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn của bộ y tế bạn cần mang nước đến trung tâm xét nghiệm nước hoặc mang đến trung tâm Lọc nước Wapure để được tư vấn về cách kiểm tra nguồn nước và biện pháp xử lý.