Bên cạnh bệnh trĩ ngoại thì bệnh trĩ nội cũng được nhắc đến nhiều. Trĩ nội chính là 1 trong 3 dạng của bệnh trĩ mà thôi nhưng nếu không kịp thời sớm phát hiện và điều trị sẽ làm căn bệnh trở nên nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu sâu hơn cho bạn về bệnh trĩ nội.


Trĩ nội khiến bạn ăn không ngon, ngủ không yên

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội được coi như là bệnh lý hậu môn trực tràng. Chính vì thế khi các đám rối tĩnh mạch nằm ở phía trong hậu môn và ống trực tràng bị phồng lên và tăng giãn quá mức thì lúc đó sẽ xuất hiện các búi trĩ. Ban đầu các búi trĩ thường sẽ lòi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại khi có tác động đại tiện ở vùng hậu môn nhưng sau 1 thời gian bệnh lâu thì các búi trĩ sẽ không tự co trở lại được nữa.

Trĩ nội thường khó phát hiện hơn trĩ ngoại thay vì trĩ ngoại ban đầu xuất hiện đã có biểu hiện ở phía ngoài hậu môn nhưng trĩ nội không như vậy, vậy nên việc phát hiện là rất khó, nếu có cảm giác đau rát hậu môn trong vài ngày thì các bạn nên đến khám ở các cơ sở gần nhất.

Đối tượng thường mắc bện trĩ nội là ai?

Thường xảy ra các trường hợp sau

Đối với những người lớn tuổi, các bộ phận trong cơ thể đã dần đến lúc thoái hóa cho nên khả năng thực hiện các chức năng chuyên biệt kém, nên dễ xảy ra hiện tượng trĩ nội.

Những người có thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt, thiếu lành mạnh, ăn ít thực phẩm có chứa chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, ăn nhiều đồ chứa dầu mỡ, lười vận động, lười đi lại, ngồi lâu 1 chỗ hoặc hay bị táo bón..

Đặc biệt một kiểu đối tượng thường hay mắc trĩ nội đó chính là dân văn phòng, thói quen sinh hoạt hàng ngày kém kết hợp chế độ ăn uống không tốt, là những người có tỷ lệ mắc bệnh trĩ nội rất cao.


Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội xuất hiện khi chúng ta bị chứng táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày và kéo dài chưa khỏi. Bạn cần biết táo bón chính là hiện tượng phân bị khô cứng, khó di chuyển trong đường ruột nên khi đi đại tiện, phân thường khó đi ra ngoài. Nếu là tiêu chảy thì chúng ta thường liên tục đi đại tiện trong ngày. Cả 2 bệnh táo bón và tiêu chảy đều làm cho các tĩnh mạch vùng quanh hậu môn phải hoạt động mạnh. Vậy nên sẽ làm tổn thường vùng tĩnh mạch thành ruột và tầng sinh môn.

Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân gián tiếp nhưng cũng chính là nguyên nhân góp phần cho bệnh trĩ nội xuất hiện và ngày khó điều trị hơn. Như chúng ta đã biết thức ăn đi vào cơ thể người cần được đào thải nhưng nếu gặp khó khăn trong quá trình này sẽ bị tích tụ và gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Việc thức ăn khó bị đào thải khi cơ thể của chúng ta thiếu đi chất xơ có từ rau, củ quả … không uống đủ 1,5-2 lít nước / ngày, việc ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ cũng làm cơ thể chúng ta bị đầy hơi, khó tiêu. Lúc đó việc đại tiện khó khăn, khi đi đại tiện, các cơ quanh vùng hậu môn phải dùng lực rất mạnh để đẩy phân ra ngoài, lâu ngày các tĩnh mạch căng phồng, chèn ép lên nhau sẽ hình thành các búi trĩ nội vô cùng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây trĩ nội nữa là do các bạn ít vận động, các bạn thường mắc các tật ngồi quá lâu 1 chỗ hoặc đứng ì ở một nơi, việc này sẽ khiến cho khoang chậu luôn phải chịu các áp lực lớn, máu dồn xuống nhưng khó lưu thông ngược trở lại gây nên co giãn tĩnh mạch vùng hậu môn.

Cuối cùng là 1 lưu ý với những người thích quan hệ bằng đường tình dục qua hậu môn, việc nay sẽ dẫn đến việc hậu môn phải co giãn mạnh khi quan hẹ, gây tổn thương cho vùng hậu môn đặc biệt là các tĩnh mạch vì hậu môn không giống như cơ quan sinh dục không có khả năng đàn hồi tốt và được bôi trơn tự nhiên.


Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại

Dấu hiệu và triệu chứng của trĩ nội theo từng giai đoạn

Trĩ nội có 4 giai đoạn phù hợp với từng loại cấp độ vậy nên giờ chúng tôi sẽ phân biệt cho bạn bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn để bạn có thể kiểm soát được tình trạng cơ thể của mình.

Trĩ nội cấp độ 1: lúc ở giai đoạn đầu thì bệnh trĩ nội khá kín đáo vì lúc này các búi trĩ vẫn chưa hình thành. Dấu hiệu nhỏ nhất mà bạn có thể cảm nhận được đó chính là vùng hậu môn đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. Thi thoảng khi đi đại tiện thì vùng hậu môn sẽ chảy máu nhưng lượng máu khá ít và nhỏ nên hầu như chúng ta bỏ qua giai đoạn này.

Trĩ nội cấp độ 2: Các búi trĩ lúc này đã hình thành rồi, có khả năng sa xuống khi chúng ta đi đại tiện nhưng vẫn tự co lên được, lúc này ống hậu môn đã bắt đầu bị hẹp. Các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy hậu môn đã rõ ràng hơn.

Trĩ nội cấp độ 3: Lúc này búi trĩ đã hình thành to hơn, tự sa ra ngoài và có thể dùng tay ấn vào trong được.

Trĩ nội cấp độ 4: Lúc này búi trĩ đã thực sự mất độ đàn hồi và không còn chút khả năng nào tự co lại được nữa. Và cứ ở bên ngoài hậu môn, hậu môn lúc này không còn chảy máu nữa àm tiết dịch nhầy, gây ẩm ướt, đau rát, khó chịu.

Phải nói rằng giai đoạn 2 là giai đoạn rõ ràng nhất để phân biệt trĩ nội hay trĩ ngoại vì ở giai đoạn 2 là búi trĩ hình thành trong ống hậu môn chứ không phải sung phồng quanh vùng hậu môn bên ngoài như trĩ ngoại.

Điều trị trĩ nội như thế nào và ở đâu?

Đối với trĩ nội giai đonạ 1 thì các bác sĩ có thể chỉ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm bằng cách tiêm để tránh cho vùng hậu môn bị nhiễm trùng. Đồng thời các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị giúp bệnh nhân kích thích tiêu hóa, làm phân mềm và tăng độ bền cho thành tĩnh mạch.

Điều trị trĩ nội bằng phương pháp HCPT đó là khi trĩ nội bước sang các giai đoạn phức tạp hơn của cấp độ 2, 3 hoặc 4. Lúc này phương pháp HCPT chính là can thiệp bằng cách phẫu thuật, cắt bỏ búi trĩ. Đây là phương pháp mới nhất, nhanh nhất, thẩm mỹ nhất, tránh gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân trĩ nội.

Cuối cùng, chúng tôi xin mời bạn đến khám tại phòng khám đa khoa Đà Nẵng Hữu Thọ theo địa chỉ: huutho.vn để bạn có thể được tư vấn, thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh trĩ sao cho cuộc sống của bạn sẽ không phải cảm thấy đang bị bệnh trĩ gây phiền toái, làm cản bước các kế hoạch trong cuộc sống của bạn.