Với giá bán cao và tương đối ổn định đó là lý do khiến anh Hà Thanh Sum ở ấp Phong Thới, xã Phong Nẫm (Kế Sách) duy trì mô hình nuôi heo rừng nhiều năm nay.


Nhờ nuôi heo rừng mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình anh Hà Thanh Sum, ở ấp Phong Thới, xã Phong Nẫm (Kế Sách).

Qua sự giới thiệu của Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm Nguyễn Minh Cảnh, mô hình nuôi heo rừng của anh Sum được bà con địa phương gọi với cái tên quen thuộc “heo rừng Ba Sum”. Để có được thương hiệu như ngày hôm nay, anh Sum đã trải qua nhiều khó khăn. Tag: nuôi tôm sú thâm canh

Anh Hà Thanh Sum nhớ lại: “Khi nuôi heo thường bị thua lỗ không còn vốn, bà xã cùng người thân phản đối quyết liệt nhưng tôi vẫn quyết tâm không từ bỏ vì nghĩ đã làm thì phải làm bằng được. Sau đó, tôi vẫn nuôi heo nhưng không phải heo thường mà nuôi heo mọi và heo rừng. Thời điểm cách đây hơn 10 năm về trước, ở địa phương chưa ai nuôi heo mọi, tình cờ thấy người bán rong qua cổng nhà rồi mua 20 con heo mọi về nuôi. Do chưa có kinh nghiệm cũng chết hết chỉ còn 1 con rồi gây giống từ từ. Sau này, nhờ người quen bên Lâm trường Phương Ninh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) giới thiệu, tôi tiếp tục mua thêm 7 con heo rừng về nuôi. Từ đó, duy trì cả heo mọi lẫn heo rừng nhưng khi đó đầu ra khó khăn chứ chưa ổn định như bây giờ”.

Theo kinh nghiệm của anh Sum, do heo mọi nuôi được trên 20kg thường nhiều mỡ nên hơn 1 năm nay anh đã chuyển hết sang nuôi heo rừng. Hiện nay, đàn heo rừng của anh Sum phát triển đến 45 con, trong đó có 30 con heo thương phẩm và 15 con heo nái. “Có nhiều con heo nái tôi gây từ lúc mới nuôi đến nay nhưng càng nuôi lâu năm thì cho sinh sản càng tốt. Heo rừng rất dễ nuôi nhưng khó nhất trong giai đoạn heo mới sinh ra đến khi được 10 ngày thì hay bị tiêu chảy. Qua giai đoạn này thì heo có sức đề kháng rất tốt và hầu như không bị bệnh” - anh Sum chia sẻ.

Heo rừng là con vật sống trong môi trường tự nhiên nhưng được anh Sum nuôi theo hình thức khép kín. Do đó, hệ thống chuồng trại được anh Sum thiết kế khoa học, phù hợp với đặc tính sinh trưởng của heo rừng. Chuồng nuôi được anh thiết kế từng vách ngăn cho mỗi con heo nái sinh sản nên đàn heo luôn phát triển ổn định và heo nái sinh sản đều đặn mỗi năm hơn 2 lứa. Do vậy, tiết kiệm được tiền mua heo giống mà lại có heo thương phẩm bán quanh năm. Anh Sum cho biết: “So với nuôi heo thường thì heo rừng nhẹ công chăm sóc hơn rất nhiều. Nguồn thức ăn chính là các loại rau, củ quả trồng tại nhà nên chất lượng thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Heo rừng ăn rất ít nên chi phí đầu tư trong quá trình nuôi cũng ít. Một con heo từ lúc tách mẹ đến khi nuôi được 20kg (nuôi khoảng 6 tháng) có chi phí chỉ khoảng 300.000 đồng/con”. Tag: bệnh trên tôm sú

Qua quá trình nuôi, anh Sum nhận thấy, nuôi heo rừng hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với heo thường. Mặc dù heo rừng chậm lớn nhưng rất chắc thịt, nhiều nạc. Hiện nay, người tiêu dùng đang hướng đến nguồn thực phẩm sạch, an toàn nên thị trường heo rừng rất thuận lợi, ổn định. Hiện anh Sum chủ yếu bán cho các nhà hàng ở Cần Thơ, TP. Sóc Trăng và bà con ở địa phương. Mỗi tháng anh xuất bán khoảng hơn 10 con heo rừng, cỡ 20kg/con, với giá 85.000 đồng/kg heo hơi, sau khi trừ chi phí, anh cũng lời trên 100 triệu đồng/năm.

Ngoài bán heo hơi, anh Sum còn cung cấp heo giống và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho bà con địa phương, kết hợp mở lò heo quay miễn phí phục vụ khách hàng có nhu cầu. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của thị trường từng tháng mà anh nuôi heo thương phẩm nhiều hay ít. Theo anh Sum từ tháng 11 đến tháng 5 âm lịch, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán có nhiều đám tiệc khách hàng đặt mua nhiều nên anh tăng đàn heo thương phẩm. Tag: bệnh thường gặp trên tôm sú

Dự định trong thời gian tới, anh Sum tiếp tục tăng đàn và mở quán bán heo quay tại nhà để phục vụ bà con địa phương cũng như khách du lịch mỗi khi ghé tham quan xứ cồn Phong Nẫm. Hy vọng rằng những dự định của anh Sum sớm trở thành hiện thực để ngày càng có nhiều khách hàng biết đến thương hiệu “heo rừng Ba Sum” chất lượng, an toàn.

Nguồn: 2lua.vn/article/thu-nhap-cao-nho-nuoi-heo-rung-5b84f38a425cc5d130abf9fa.html