Nhờ mạnh dạn áp dụng mô hình trồng rau sạch, nông dân Lý Tấn Hùng, dân tộc Khmer ngụ ấp Đai Ui, xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã thoát nghèo, vươn lên khá giả. Không chỉ là một người chí thú làm ăn, ông còn được biết đến là tấm gương khuyến học trong cộng đồng.


Ông Lý Tấn Hùng sinh ra và lớn lên tại vùng quê có đông đồng bào dân tộc Khmer sống dựa chủ yếu vào nông nghiệp. Tuy canh tác gần mười công đất ruộng (10.000 m2), nuôi thêm bốn con bò, trồng màu hai công, nhưng quanh năm suốt tháng, gia đình ông vẫn “thiếu trước hụt sau”. Biết mình chưa có kiến thức trong sản xuất, nên khi biết ngành nông nghiệp địa phương tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nông nghiệp, ông đều tích cực tham gia. Sau khi nắm vững quy trình trồng rau sạch, được chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương hỗ trợ, ông mạnh dạn đầu tư trồng rau cải theo hướng sản xuất sạch. Tag: may thoi khi

Ông Hùng đầu tư xây dựng nhà lưới trên diện tích 500 m2 và hệ thống tưới nước hiện đại do Trường đại học Cần Thơ lắp đặt với giá 15 triệu đồng. Hệ thống tưới nước này được kết nối với điện thoại di động, cho nên ở bất cứ đâu, ông vẫn có thể tưới nước cho vườn rau của mình. Tổng số tiền đầu tư cho mô hình này hơn 28 triệu đồng, ông được Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí. Nhà lưới trồng rau cải có thể sử dụng từ năm đến mười năm. Điều quan trọng nhất là việc trồng rau sạch trong nhà lưới sẽ không lo đầu ra. Rau ông trồng đều được doanh nghiệp đến tận nơi thu mua hết. Sau một năm áp dụng mô hình mới, sản lượng tăng gấp hai lần trên cùng một diện tích đất, cho thu nhập ổn định. Lượng phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc giảm từ 80 đến 90%. Mỗi ngày, ông cung cấp từ 50 đến 60 kg rau sạch. Nhờ thường xuyên được tập huấn bài bản từ khâu làm đất cho đến sử dụng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, nên rau của ông bán với giá cao hơn từ 2.000 đến 3.000 đồng/kg. Tag: phòng bệnh trên tôm thẻ

Ông Hùng luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các con học hành. Ông bộc bạch: “Tôi suy nghĩ, có tri thức thì mới có cuộc sống tốt hơn, nên luôn khuyên các con cố gắng học tập tốt. Những lúc thấy gia đình khó khăn, các con đòi nghỉ học để phụ giúp, nhưng tôi không đồng ý, mà động viên các con hãy tập trung lo học hành”. Con gái đầu của ông là Lý Thị Thu đã tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, hiện làm tại Bệnh viện Nhi - Sản Cà Mau. Người con thứ hai là Lý Thị Hà, công nhân tại TP Hồ Chí Minh. Còn cô gái út là Lý Thị Hiền, tốt nghiệp cao đẳng nghề, đang công tác tại Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành (Sóc Trăng). Con cái đỗ đạt, có công việc ổn định là động lực giúp ông càng cố gắng làm ăn hơn nữa. Tag: nuôi tôm biofloc

Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ban Nhân dân ấp Đai Ui, xã Phú Mỹ Dương Sóc nhận xét: “Nhờ chí thú làm ăn, ông Hùng là tấm gương lao động giỏi tại địa phương. Gia đình ông có truyền thống hiếu học, luôn sống chan hòa với bà con chòm xóm, gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhiều năm liền, gia đình ông Lý Tấn Hùng được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa”.

Nguồn: nhandan.com.vn/chinhtri/item/37592402-nong-dan-khmer-thoat-ngheo-nho-trong-rau-sach.html