Những nghệ nhân tại TP.HCM không khỏi nghẹn ngào khi nhớ về các lần lồng đèn Trung Quốc du nhập và lấn át hàng Việt. Họ khốn đốn, thiêu hủy hàng nghìn sản phẩm vì không ai mua

Tiếng chuông điện thoại của khách hàng đặt lồng đèn reo liên tục. Vừa khéo léo uốn nắn những nan tre, thanh kẽm tạo hình thân một con rồng, chốc chốc, anh Nguyễn Trọng Bình lại nhanh tay ghi chép cẩn thận các yêu cầu của khách.

>>> Xem thêm: stt về trung thu hay

>>> Xem thêm: ảnh trung thu chế

>>> Xem thêm: hình nền đẹp cho máy tính

Gia đình anh Bình là một trong số những nhà có truyền thống làm lồng đèn dịp Trung thu hiếm hoi còn sót lại ở làng nghề lồng đèn Phú Bình, nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM.

Không còn chịu cảnh chật vật của hàng Trung Quốc, Trung thu năm nay tại làng nghề làm lồng đèn duy nhất TP.HCM là những tiếng cười nói giòn giã, tất bật sáng đêm để tạo hình, dán giấy bóng kính, vẽ màu cho kịp những đơn hàng cả nghìn sản phẩm khi đêm Trung thu đã gần kề.

'Đã lâu rồi chúng tôi mới thấy hạnh phúc'

“Năm nay, lồng đèn do chính tay chúng tôi làm ra rất được ưa chuộng, không còn chịu cảnh vật vã trước hàng Trung Quốc nữa nên vui lắm. Riêng nhà tôi, mỗi ngày nhận hàng chục đơn hàng lồng đèn đủ kiểu dáng với kích cỡ từ tí hon đến khổng lồ”, anh Bình hào hứng chỉ tay về chiếc lồng đèn hình cá vàng dài gần 3 m đang được trang trí.

Trong căn nhà nhỏ, ba người đàn ông lại là những nghệ nhân chính làm nên hàng nghìn chiếc lồng đèn lớn bé, đủ mọi kiểu dáng treo ngập từ trần nhà, trên tường cho đến chân cầu thang.

Không khí càng trở nên chộn rộn khi anh Bình vót những nan tre, uốn cong tạo hình lồng đèn, anh trai anh đang “trang điểm” làm cho những chiếc đèn lồng thêm sặc sỡ, còn cậu em vợ thì nhận những sản phẩm được gửi đi gia công, sắp xếp đơn hàng để ngày mai kịp giao cho khách.

“Những ngày này là nôn nao vậy đó, ai cũng phải làm việc không ngừng nghỉ hết. Hầu như hôm nào chúng tôi cũng thức đến 1-2h sáng để vót nan tre, tạo hình con lân, con rồng, cá chép, đèn kéo quân... Sáng 6h là bắt đầu một ngày làm việc mới. Mệt nhưng vui lắm, đã lâu rồi những người làm lồng đèn chúng tôi có lại cảm giác hạnh phúc khi thấy người dùng nâng niu và yêu thích các sản phẩm của mình”, anh Bình thổ lộ.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Ánh Loan cũng là một trong số ít các nhà có tất cả anh em cùng chọn nghề này để kiếm sống. Chị Loan cho hay ba mẹ cùng người dân mang theo nghề làm lồng đèn rời quê Nam Định vào Sài Gòn những năm 50 thế kỷ trước để sinh sống. Vì vậy, ngay từ nhỏ, chị và các anh em của mình đã là những nghệ nhân thành thạo và tỉ mỉ.

Những nghệ nhân tại TP.HCM không khỏi nghẹn ngào khi nhớ về các lần lồng đèn Trung Quốc du nhập và lấn át hàng Việt. Họ khốn đốn, thiêu hủy hàng nghìn sản phẩm vì không ai mua.
Làng lồng đèn hơn 60 tuổi ở Sài Gòn tất bật vào Tết Trung thu Không còn chật vật trước hàng Trung Quốc, năm nay tại làng nghề làm lồng đèn Phú Bình là tiếng cười nói giòn giã, tất bật sáng đêm cho kịp những đơn hàng đã cận kề Trung thu.
Tiếng chuông điện thoại của khách hàng đặt lồng đèn reo liên tục. Vừa khéo léo uốn nắn những nan tre, thanh kẽm tạo hình thân một con rồng, chốc chốc, anh Nguyễn Trọng Bình lại nhanh tay ghi chép cẩn thận các yêu cầu của khách.

Gia đình anh Bình là một trong số những nhà có truyền thống làm lồng đèn dịp Trung thu hiếm hoi còn sót lại ở làng nghề lồng đèn Phú Bình, nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM.

Căn nhà anh Nguyễn Trọng Bình (quận 11, TP.HCM) luôn ngập tràn đèn lồng Trung thu mấy tháng nay. Ảnh: Phúc Minh.
Không còn chịu cảnh chật vật của hàng Trung Quốc, Trung thu năm nay tại làng nghề làm lồng đèn duy nhất TP.HCM là những tiếng cười nói giòn giã, tất bật sáng đêm để tạo hình, dán giấy bóng kính, vẽ màu cho kịp những đơn hàng cả nghìn sản phẩm khi đêm Trung thu đã gần kề.

“Năm nay, lồng đèn do chính tay chúng tôi làm ra rất được ưa chuộng, không còn chịu cảnh vật vã trước hàng Trung Quốc nữa nên vui lắm. Riêng nhà tôi, mỗi ngày nhận hàng chục đơn hàng lồng đèn đủ kiểu dáng với kích cỡ từ tí hon đến khổng lồ”, anh Bình hào hứng chỉ tay về chiếc lồng đèn hình cá vàng dài gần 3 m đang được trang trí.

Trong căn nhà nhỏ, ba người đàn ông lại là những nghệ nhân chính làm nên hàng nghìn chiếc lồng đèn lớn bé, đủ mọi kiểu dáng treo ngập từ trần nhà, trên tường cho đến chân cầu thang.

Các căn nhà ở làng lồng đèn Phú Bình luôn chật ních sản phẩm đầy đủ màu sắc, kích thước trước khi giao khách hàng. Ảnh: Phúc Minh.
Không khí càng trở nên chộn rộn khi anh Bình vót những nan tre, uốn cong tạo hình lồng đèn, anh trai anh đang “trang điểm” làm cho những chiếc đèn lồng thêm sặc sỡ, còn cậu em vợ thì nhận những sản phẩm được gửi đi gia công, sắp xếp đơn hàng để ngày mai kịp giao cho khách.

“Những ngày này là nôn nao vậy đó, ai cũng phải làm việc không ngừng nghỉ hết. Hầu như hôm nào chúng tôi cũng thức đến 1-2h sáng để vót nan tre, tạo hình con lân, con rồng, cá chép, đèn kéo quân... Sáng 6h là bắt đầu một ngày làm việc mới. Mệt nhưng vui lắm, đã lâu rồi những người làm lồng đèn chúng tôi có lại cảm giác hạnh phúc khi thấy người dùng nâng niu và yêu thích các sản phẩm của mình”, anh Bình thổ lộ.

Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Ánh Loan cũng là một trong số ít các nhà có tất cả anh em cùng chọn nghề này để kiếm sống. Chị Loan cho hay ba mẹ cùng người dân mang theo nghề làm lồng đèn rời quê Nam Định vào Sài Gòn những năm 50 thế kỷ trước để sinh sống. Vì vậy, ngay từ nhỏ, chị và các anh em của mình đã là những nghệ nhân thành thạo và tỉ mỉ.

“Những chiếc lồng đèn này được đi phân phối sỉ khắp nơi ở TP.HCM, trong đó, nhiều nhất vẫn là khu phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học (quận 5). Ngoài ra, chúng tôi cũng có những đơn hàng ở các tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Thuận, Tiền Giang. Tôi rất vui vì mọi người ngày càng biết đến nhiều hơn làng nghề làm lồng đèn ngôi sao này”, chị Loan phấn khởi.

Tương tự những gia đình làm lồng đèn khác, nữ nghệ nhân thổ lộ, điều hạnh phúc nhất với chị không phải thu nhập khấm khá vào mùa Trung thu năm nay mà là thấy trẻ em, phụ huynh và người dùng không còn quay lưng với lồng đèn truyền thống, điều mà họ ám ảnh nhất vài năm trước.