Năm nay, ở An Giang, nước lũ về sớm, lũ lên nhanh, nước lớn nên nhiều hộ làm nghề đánh bắt cá tôm như đặt dớn không như kỳ vọng. Người thì đặt 20m đăng qua cả đêm mà chỉ được 1-2 ký cá tạp. Hộ thì giăng lưới cả đêm cũng chỉ bắt được 3-4 ký cá linh, cá heo, bán ở chợ cá tạp cũng chỉ được tầm 40-50 ngàn đồng. Trong khi đó nước lũ nhấn chìm hàng trăm ha lúa Thu Đông.

Lao đao mùa nước nổi miền Tây

Giữa tháng 9, con nước lũ đã phủ trắng nhiều cánh đồng ở các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An. Chúng tôi có mặt tại cánh đồng lúa rộng hàng trăm ha ở xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) đã chìm hoàn toàn trong biển nước và điều đầu tiên mà chúng tôi nghe từ những người dân sinh sống lâu đời ở nơi đây, hình ảnh “tất bật mưu sinh mùa lũ” ngày càng lùi sâu trong ký ức. Tag: sục khí đáy


Bởi sau những năm lũ về thấp, năm nay nước lũ tràn đồng đã thắp lên niềm hy vọng cho người dân vùng đầu nguồn sông Cửu Long sẽ đón được mùa lũ “đẹp”, bội thu cá tôm tự nhiên. Thế nhưng, câu chuyện thực tế lại khác hẳn với sự kỳ vọng khi nước đổ về quá nhanh từ thượng nguồn không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất mà nguồn lợi thủy sản tự nhiên không nhiều như các mùa lũ trước đây. Một mùa nước nổi lao đao ở miền Tây.

Khi những tia nắng chiếu thẳng đứng xuống cánh đồng lúa mênh mông nước, ông Trương Bảo Đừng, một người dân nghèo không có đất sản xuất ở ấp Vĩnh Lịnh (xã Vĩnh Hậu) bắt đầu chống sào đưa chiếc xuồng nhỏ để đến nơi ông đặt dớn bắt cá mùa nước nổi.

Theo lời ông Đừng, do thấy mùa lũ năm nay nước tràn đồng sớm nên từ giữa tháng 8 ông đã đầu tư hơn 20 mét lưới để làm đường đăng dẫn cá vào đú trên cánh đồng xã Vĩnh Hậu với bao hy vọng. Tag: oxy đáy ao tôm

Đứng cách miệng dớn khoảng 10 mét, ông Đừng bắt đầu kéo đú lên khỏi mặt nước và cho chúng tôi xem thành quả sau một đêm đặt dớn chỉ vỏn vẹn khoảng chừng 1 kg cá.

“Năm nay nước lũ lên ở cánh đồng này cao hơn so với cùng thời điểm năm 2017 chừng 1,2 mét, nước lên nhanh, ngập lút đường đăng và chảy xiết quá nên cá tôm thoát ra ngoài hết trơn. Tôi còn nhớ mùa lũ của mấy năm trước, mỗi ngày sau khi đổ đú đem ra chợ bán cũng kiếm được từ 100.000 – 200.000 đồng, nhưng năm nay thì mỗi ngày chỉ từ 1 – 2 kg cá, không đủ tiền mua gạo ăn qua ngày. Để có thêm tiền trang trải, mùa nước nổi năm nay sáng sớm tôi phải hái thêm bông điên điển để có thêm tiền nuôi gia đình”, ông Đừng nói.

Cách dớn của ông Đừng chừng hơn 50m, lão nông Nguyễn Văn Cơi, cũng ngụ tại ấp Vĩnh Lịnh đang kéo tấm lưới giăng dài dài hàng chục mét lên khỏi mặt nước. Thi thoảng ông Cơi mới dừng lại để gỡ những con cá nhỏ dính chặt vào mắt lưới.

Đặt 50 cái lọp chỉ bắt được 10 ký cá linh

Còn theo một số người dân chuyên làm nghề khai thác thủy sản tự nhiên mùa lũ như vợ chồng chị Nguyễn Thị Kiều Phượng, ngụ tại ấp Phước Khánh, xã Phước Hưng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) gắn bó với nghề đặt lọp bắt cá linh nhiều năm, cho biết mỗi ngày 2 vợ chồng anh đặt khoảng 50 cái lọp, chỉ thu về được khoảng 10 kg cá linh. Theo vợ chồng chị, con số này không thấm thía vào đâu so với mùa lũ của nhiều năm trước đây.

Những ngày qua, không chỉ các huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang thiệt hại mà nhiều địa phương khác như: Long An, Đồng Tháp… cũng đã có những báo cáo thiệt hại trong do lũ. Những thiệt hại này còn chưa kể đến hiện tượng do mưa giông gây ra và những thiệt hại liên quan đế tình trạng sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch. Tag: sục khí đáy ao

Tính đến vụ mùa này, diện tích lúa Hè Thu trồng ngoài đê bao chống lũ triệt để ở tỉnh An Giang bị thiệt hại do lũ lên nhanh là 975 ha, hiện có 120 ha lúa Thu Đông bị ngập và đang gia cố bờ bao bảo vệ.

Về nguyên nhân, theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, do năm 2017 lũ thấp, các hộ dân đã xuống giống ở các tiểu vùng này thu hoạch được nên năm 2018 người dân chủ quan vẫn tiếp tục xuống giống sản xuất vụ Thu Đông lên tới hơn 8.200 ha. Tại tỉnh Đồng Tháp vừa qua, do áp lực nước lũ từ thượng nguồn đổ về khu nội đồng Tháp Mười đã làm vỡ đê bao, khiến gần 150 ha lúa bị chìm trong nước. Ước tính thiệt hại gần 4 tỷ đồng.

Sau nhiều năm lũ nhỏ, mùa lũ này lại về sớm và dâng cao với cường suất mạnh và dự báo đến ngày 28/9 mực nước lũ tiếp tục lên vượt báo động II khoảng 0,5m trên 2 sông Tiền và sông Hậu. Không chỉ vậy, sau nhiều năm lũ thấp, nước lũ năm 2018 về sớm hơn quy luật thường niên, đạt đỉnh sớm hơn dự báo ban đầu đã cho thấy, sự bất thường và đặt ra nhiều những thách thức rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng trong tiến trình thực hiện mục tiêu tái cơ cấu, phát triển bền vững, đảm bảo sinh kế cho người dân vùng đầu nguồn.

Nguồn: danviet.vn/tin-nong-nghiep/an-giang-lu-len-nuoc-lon-ca-dem-bat-duoc-4-ky-ca-linh-ca-heo-916744.html