2.1 Nguyên tắc hiệu quả quản lí:
Đây là nguyên tắc phù hợp với mục tiêu quản lí, bao gồm hiệu quả giáo dục, hiệu quả xã hội và hiệu quả của bản thân hoạt động quản lí. Có thể nói hiệu quả là thước đo năng lực của người cán bộ quản lí giáo dục. Thực chất của nguyên tắc này là làm như thế nào để trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, nhà quản lí có thể tạo ra nhiều kết có chất lượng, đạt mục tiêu giáo dục và mục tiêu quản lí như mong muốn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm luận văn, tiểu luận về ngành Quản lý giáo dục hãy tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Nguyên tắc hiệu quả quản lí có quan hệ chặt chẽ với kết quả quản lí. Có thể một hoạt động quản lí nào đó là có kết quả nhưng chưa chắc đã có hiệu quả bởi tiêu tốn nhiều sức lực của không chỉ những nhà quản lí, mà còn của giáo viên và học sinh.
Nguyên tắc hiệu quả quản lí đòi hỏi người lãnh đạo phải có hai phẩm chất sau:
Thứ nhất, phải nắm vững nội dung, nguyên tắc, nắm vững diễn biến tình hình, diễn biến của đối tượng quản lí để từ đó sáng tạo, đề ra những biện pháp thích hợp.
Thứ hai, phải có tầm nhìn xa và rộng. Hiệu quả của hoạt động quản lí không chỉ dừng lại, bó hẹp ở một bộ phận riêng biệt, mà phải trên quan điểm toàn diện, tổng thể, theo tác động dây chuyền. Điều này tránh cho nhà quản lí nhìn sự vật và sự phát triển của nó một cách thiển cận, chỉ nhìn thấy cục bộ mà không thấy toàn cục, chỉ thấy trước mắt mả không thấy lâu dài. Điều này cũng bị chi phối bởi đặc trưng của giáo dục, một hoạt động mà kết quả của nó xuất hiện sau một thời gian nhất định.
2.2 Nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích:
Llợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động lực mạnh mẽ đối với con người. Điều cần chú ý nếu không kết hợp hài hòa được các lợi ích thì không thể có sự nhất trí về mục đích và hành động. Lợi ích có hai mặt: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Giáo dục là hoạt động được tiến hành bởi những trí thức. Do đó không phải bao giờ họ cũng coi trọng lợi ích vật chất, ngược lại những giá trị (kết quả hoạt động của họ được tổ chức và tập thể nhìn nhân, đánh giá công bằng; học sinh của họ trưởng thành trong cuộc sống…) lại là phần thưởng tinh thần quý báu, nguồn động viên mạnh mẽ đối với họ.
2.3 Nguyên tắc chuyên môn hóa:
Nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lí giáo dục phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm và tay nghề theo đúng vị trí trong guồng máy của hệ thống quản lí. Điều 54 Luật Giáo dục đã viết: “Hiệu trưởng các trường thuộc về hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí trường học”. Đây là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục. Người quản lí (nhất là đối với người quản lí ở cấp cao) phải có tầm nhìn chiến lược vừa rộng, vừa sâu, vừa xa trên cơ sở khoa học để đưa ra những quyết sách hợp lí.
Nguyên tắc này còn được hiểu theo khía cạnh khác, đó là việc người cán bộ quản lí (đặc biệt ở nhà trường) phải có trình độ vững vàng về giảng dạy và giáo dục; mặt khác, họ phải là người nắm bắt nhanh nhạy những thành tựu mới của giáo dục và khoa học quản lí giáo dục. Lãnh đạo giáo dục mà không am hiểu về giáo dục thì đó là nguyên nhân dẫn đến sự kém hiệu quả trong công tác quản lí và tự làm mất uy tín của mình.
2.4 Nguyên tắc sử dụng phối hợp các phương pháp quản lí:
Đây là nguyên tắc yêu cầu nhà quản lí phải tác động lên đối tượng bị quản lí thông qua việc vận dụng các quy luật tổ chức-hành chính, quy luật tâm lí-giáo dục, quy luật kinh tế-xã hội. Đối tượng bị quản lí là con người, hơn nữa lại là chủ thể tích cực của giáo dục (người dạy và người học) chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ, có nhiều mục tiêu, nhiều nhu cầu khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau và luôn luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Do đó, phải tùy theo đối tượng cụ thể mà sử dụng phương pháp quản lí thích hợp trong sự phối hợp các phương pháp quản lí. Điều này phụ thuộc vào nghệ thuật quản lí của từng người.
Tham khảo thêm:
+ Chức năng quản lý giáo dục
+ Khái niệm, đặc điểm và bản chất của quá trình giáo dục