Mặc dù có xuất phát điểm thấp khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thế nhưng, sau gần 6 năm triển khai thực hiện, đến nay toàn huyện Sóc Sơn đã có 18/25 xã hoàn thành NTM. Qua đó, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.


Mặc dù đến thời điểm này Sóc Sơn vẫn chưa hoàn thành huyện đạt chuẩn NTM, tuy nhiên có thể thấy bộ mặt nông thôn đã có sự đổi thay và chuyển biến, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Theo đó, nhằm đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tạo ra sản phẩm sạch…Trên cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng cấp ngày một đồng bộ, huyện Sóc Sơn tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, đa dạng hóa các loại hình kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho người nông dân. Tag: thuốc thuỷ sản

Xác định công tác dồn điền, đổi thửa là một trong những khâu đột phá quan trọng trong công tác xây dựng NTM, đến nay, toàn huyện đã thực hiện dồn điền, đổi thửa ở 121 thôn, làng của 24/25 xã với tổng diện tích đạt 10.845 ha, vượt 107% so với kế hoạch. Qua đó, đã hình thành nhiều vùng nông nghiệp tập trung cho giá trị kinh tế cao như: Chè an toàn và VietGAP 200ha, bưởi 250ha, hoa nhài 148ha, rau an toàn 330ha, rau hữu cơ 40ha… Giá trị sản xuất trên 1 hécta canh tác hiện đã đạt trên 161 triệu đồng, nhiều vùng sản xuất cho giá trị từ 350 triệu đồng tới 1 tỷ đồng/ha. Toàn huyện cũng đã xây dựng và đang phát triển ổn định 1.230 trang trại, gia trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Tổng đàn gia súc, gia cầm được giữ ổn định và tăng trường khá.

Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất được đẩy mạnh: Sản xuất nông nghiệp đã khảo nghiệm được nhiều giống lúa chất lượng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng. Trong đó, phương pháp canh tác hữu cơ thân thiện với môi trường được quan tâm thực hiện, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, bảo quản nấm ăn và nấm dược liệu, hiện một số hợp tác xã đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống… Tag: dinh dưỡng cho tôm

Với những kết quả trên cho thấy, công tác dồn điền, đổi thửa tại huyện Sóc Sơn đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đặc biệt là sau dồn điền, đổi thửa đã hình thành được 32 vùng sản xuất chuyên canh tập trung, trong đó có 7 mô hình nông nghiệp công nghệ cao và 9 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất - tiêu thụ nông sản. Đồng thời, duy trì và phát triển 8 thương hiệu nông sản. Nhờ đa dạng hóa các loại hình sản xuất, thu nhập bình quân của người nông dân trên địa bàn huyện đến nay đã đạt xấp xỉ 40 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 2,72%.

Nhằm tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM đạt hiểu quả tốt nhất, theo Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Sóc Sơn, thời gian tới, cùng với việc hoàn thiện các tiêu chí Văn hóa – Môi trường – Xã hội…thì tiêu chí hạ tầng sẽ là một trong những thách thức lớn của địa phương. Vì thế, trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục tập trung nội dung này, nhất là đối với hai tiêu chí thủy lợi và trường học, trong đó, ưu tiên các xã định hướng về đích, thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để bảo đảm hiệu quả…

Có thể nói, trong quá trình xây dựng NTM, cùng với 19 tiêu chí phải hoàn thiện, thì mục tiêu xuyên suốt của chương trình chính là việc nâng cao đời sống cho người dân ở nông thôn, và đây cũng là một trong những điều kiện cần và đủ để huyện Sóc Sơn “về đích” xây dựng NTM. Tag: thuoc thuy san

Bởi thế, để làm tốt công tác này thời gian tới Sóc Sơn cần tiếp tục nhân rộng các mô hình nông nghiệp chuyên canh tập trung. Phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản địa phương nhằm nâng cao giá trị, cũng như sức cạnh tranh trên thị trường.

Nguồn: laodongthudo.vn/huyen-soc-son-tich-cuc-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-vat-nuoi-82592.html