Văn hóa Việt Nam không chỉ đa dạng ở các nghi lễ, phong tục tập quán của từng vùng miền mà còn sâu sắc ở những ý nghĩa, thông điệp, giá trị mà người đời gửi gắm, truyền tải qua. Là lễ vật quan trọng của đám cưới truyền thống, ý nghĩa của tráp ăn hỏi đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt và là những giá trị cao đẹp không thể phai mờ cho tới ngày nay.

Khái niệm về tráp ăn hỏi

Tráp ăn hỏi là vật không thể thiếu trong ngày lễ ăn hỏi. Tuy nhiên bạn có thể hiểu đơn giản là tráp ăn hỏi là lễ vật để nhà trai sang thưa chuyện nhà gái. Đồng thời còn thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng của nhà trai đối với nhà gái.

Ý nghĩa của tráp ăn hỏi là gì ?

Ý nghĩa của tráp ăn hỏi được thể hiện qua 3 ý chính sau:

Thứ nhất, tráp ăn hỏi là sính lễ cần thiết, là cầu nối để nhà trai sang thưa chuyện với bên nhà gái. Nếu không có tráp ăn hỏi đồng nghĩa với việc nhà gái sẽ không gả con gái cho nhà trai.

Thứ 2, tráp ăn hỏi thể hiện lòng biết ơn, thành ý của nhà trai dành cho gia đình nhà gái để đền đáp công ơn nuôi dưỡng con gái họ trưởng thành; là sự yêu thương và tôn trọng mà nhà trai dành cho cô dâu tương lai. Thông qua cách trang trí, bày biện các lễ vật có thể thấy sự quan tâm, tình cảm, chu đáo của nhà trai chất chứa trong đó.

Thứ 3: đây là vật phẩm dâng lên tổ tiên bên nhà gái, cầu xin sự chứng giám, phù hộ cho hạnh phúc của con cháu; là sự dâng báo với tổ tiên về sự kiện trọng đại của gia đình. Vì vậy các tráp ăn hỏi cần được trang trí, sắp xếp lịch sự, gọn gàng, đẹp mắt.

Cho đến ngày nay, các nghi thức của lễ cưới đã có nhiều thay đổi theo xu hướng tối giản hơn nhưng tráp ăn hỏi vẫn là một truyền thống tốt đẹp được gìn giữ của người Việt và vẫn cần sự chuẩn bị chu đáo nhất.

Ý nghĩa của số lượng tráp

Số lượng tráp ăn hỏi còn phụ thuộc vào đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền. Nước ta có sự đa dạng trong văn hóa dân tộc, vì thế trong phong tục lễ cưới cũng có đôi phần khác nhau mà tiêu biểu 3 miền Bắc- Trung-Nam:

Đối với miền Bắc, số lượng tráp luôn là số lẻ và số lễ vật trên một tráp luôn phải là một số chẵn như: tráp cau phải là 100 quả, hay với tráp bánh phải là 100 chiếc. Hai bên gia đình có thể sắp lễ vật ăn hỏi từ: 3, 5, 7, 9 đến 11, 13,.... Tùy theo điều kiện, yêu cầu của nhà gái. Người xưa cho rằng, số lẻ tượng trưng cho sự phát triển, còn số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Vì vậy, ý nghĩa của số tráp ăn hỏi là truyền tải mong muốn, sự cầu chúc cho đôi vợ chồng có con đàn cháu đống, cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc bên nhau tới khi đầu bạc răng long.

Đối với người miền Nam, luôn chọn số lượng mâm quả ngày cưới luôn là số chẵn vì số chắn là số nhiều lộc lá, may mắn, có đôi có cặp. Thông thường, người miền Nam chọn 6, 8 mâm quả vì con số 6 tượng trưng cho lộc, con số 8 là bát, thường được người miền Nam ví là phát tài phát lộc.

Ý nghĩa của tráp ăn hỏi còn trở nên sâu sắc, thấm thía hơn khi các cặp đôi luôn trang trí, trưng bày các lễ vật trong tráp ăn hỏi được sơn son thếp vàng, kết hình rồng phượng, gắn dây ruy băng, phủ tấm vải đỏ,... Để tạo sự ấn tượng, trang trọng nhất
website : http://cuoihoingoclinh.com/trap-an-hoi/