Bình Liêu vốn nổi tiếng với sản phẩm OCOP mật ong. Nghề này có rải rác ở nhiều xã, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Tình Húc, còn thôn Pắc Liềng thì nổi tiếng nhất Tình Húc về bảo tồn, phát triển đàn ong.

CCB Nguyễn Đức Hoa, thôn Pắc Liềng làm nghề nuôi ong hơn 40 năm nay, từ thời Pắc Liềng có nghề nuôi ong độc đáo trong thân cây gỗ duội lớn. Đây là loài cây nhựa không độc được khoét rỗng ở giữa, 2 đầu tổ được bịt lại bằng tấm gỗ tròn để lại khe hở nhỏ vừa đủ để con ong lách vào. Cách nuôi này ngày nay đã mai một, vì gỗ duội to để làm tổ ong rất khó kiếm. Thế nhưng CCB Nguyễn Đức Hoa đã bảo tồn được nghề nuôi ong theo cách này ở xã.

CCB Hoa bảo: “Gọi là nuôi ong thôi nhưng là bảo tồn ong thì đúng hơn, vì người nuôi chẳng cho ong ăn gì cả. Ban ngày chúng đi kiếm ăn tối chúng bay về tổ. Người nuôi chỉ trông coi đàn ong đến kỳ thì thu mật thôi”. Ông còn kể chuyện lên rừng mang ong về nhà nuôi. Đi bắt ong vào tháng 3, tháng 4 âm lịch, đó là thời điểm tốt nhất người bắt ong hành nghề mà không sợ bị ong đốt, vì ong mới tách đàn nên chúng đang tập trung xây dựng tổ mới của mình, nên ong thường tránh đốt người. Tag: Cong ty diet con trung


Từ một thời gian khó với nghề nuôi ong, CCB Nguyễn Đức Hoa cùng nhiều người cao tuổi ở Tình Húc đã bảo tồn, gìn giữ được nghề nuôi ong cho con cháu mình. Ngày nay, Tình Húc đã thành lập được HTX Hợp Tiến ở thôn Pắc Liềng, chuyên nuôi, chế biến và bán mật ong do anh Nguyễn Văn Tiến, cháu nội của CCB Nguyễn Đức Hoa làm Giám đốc. Anh Tiến cho hay: “Nghề nuôi ong ngày nay vẫn phát huy cơ bản cách làm của cha ông trước đây, cũng mang tính bảo tồn, phát triển là chính. Con ong tự đi kiếm ăn hút mật hoa tự nhiên để về làm mật ong. Đảm bảo mật ong sản phẩm OCOP của Bình Liêu hoàn toàn từ tự nhiên”.

HTX Hợp Tiến có 8 xã viên đa phần là con em CCB. Các xã viên có hơn 400 tổ ong, hằng năm cho ra thị trường hơn 1.000 lít mật. CCB Lã Văn Hà, thôn Pắc Liềng là xã viên của HTX, có 50 tổ ong. Anh bảo: “Ngày nay, huyện Bình Liêu đã rất chú trọng phát triển các loài cây lâu năm như hồi, sở. Các loài này ra nhiều hoa, hoa tồn tại lâu ngày trong tự nhiên, trong rừng lại có nhiều loài thảo mộc có hoa nên rất tốt cho việc phát triển đàn ong. Mật ong của chúng tôi tiêu thụ rất tốt, được khách hàng ưa chuộng khi đưa đến tham gia các gian hàng OCOP của tỉnh”. Tag: Dich vu diet con trung


Theo những người nuôi ong ở Tình Húc thì bà con chỉ nuôi ong địa phương chứ không pha tạp ong từ nơi khác về. Vì năm 2012, để giúp người dân phát triển kinh tế, huyện Bình Liêu đã hỗ trợ cho 112 hộ nghèo ở các xã có truyền thống nuôi ong 1 tổ ong/hộ. Ong được mua từ các địa phương khác mang đến Bình Liêu. Thôn Pắc Liềng cũng có 20 hộ được hỗ trợ nuôi ong. Thế nhưng tất cả số ong đó đều không đem lại hiệu quả, vì ong bay đi hết hoặc chết đói. Nguyên nhân mà các hộ nuôi ong đưa ra là do ong đưa từ nơi khác về, không biết bay xa kiếm mật và không biết chiến đấu chống lại các loại ong dữ trong tự nhiên khi gặp nhau trong rừng. Anh Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc HTX Hợp Tiến, cho biết thêm: “Chúng tôi sẽ vẫn duy trì cách làm của các thế hệ đi trước. Nếu như nghề nuôi ong được phát triển sẽ nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo tồn thiên nhiên. Vì có rừng tự nhiên mới có hoa cho ong hút mật”. Tag: Cong ty diet muoi

Nguồn: baoquangninh.com.vn/kinh-te/201810/pac-lieng-phat-trien-nghe-nuoi-ong-2405433/