Hóa ra mối là loài gián có tổ chức xã hội bậc cao, không hơn không kém.

Ủy ban Đặt tên thông thường cho Cộng đồng Sâu bọ Mỹ vừa đưa âm thầm đưa ra một tuyên bố: họ liệt loài mối vào cùng nhánh với gián. Nghe thì có vẻ chẳng liên quan, nhưng các nhà khoa học đã mất gần một thế kỷ để đưa ra được quyết định này.

Nếu bạn tìm tới thư viện dữ liệu của Ủy ban này, bạn sẽ thấy trong danh mục Bộ Blattodea, bạn sẽ thấy hàng loạt loài mối xuất hiện bên cạnh hàng loạt loài gián. Như một bài báo cáo khoa học trên Science News đã nêu, việc tái phân loại này đã được chính thức chấp thuận vào ngày 15 tháng Hai năm 2018. Quyết định đều được các chuyên gia thuộc Cộng đồng Sâu bọ Mỹ ủng hộ.


Nhìn qua thì mối và gián chẳng có liên quan gì tới nhau. Ta thấy gián thường đi một mình, lẩn khuất đâu đó dưới gầm bếp hay trong xó nhà vệ sinh. Ta lại thấy mối sống thành đàn, có tổ chức riêng và tổ riêng – có một trong những phương châm sống khó chịu nhất ta từng biết, đó là phá hủy đồ gỗ và nhà cửa nói chung. Tag: Cong ty diet con trung

Chưa hết, xưa kia người Châu Âu gọi mối là "kiến trắng", bởi vẻ ngoài chúng rất giống kiến mà lại có màu trắng. Hai loài này chỉ có họ hàng xa với nhau thôi, kiểu như con ông chú của bà trẻ, có họ xa bên đằng ngoại.

Nhưng trên thực tế, thì gián và mối lại có cùng tổ tiên với nhau. Sự thực này đã được các nhà di truyền học phát hiện và chứng minh hồi năm 2007. Phân tích phân tử cho thấy mối, về cơ bản, là một loài gián có tổ chức xã hội. Và lật ngược lại lịch sử, ta thấy rằng từ hồi những năm 1930, nhà côn trùng học L. R. Cleveland đã nghi ngờ điều này, hồi những năm 1990, chuyên gia về mối Christine Nelepa cũng đã đưa vấn đề này ra nghiên cứu.

Với các nhà khoa học, điều này không mới. Thế mà tại sao đến năm 2018 này, Ủy ban Đặt tên thông thường ECC mới đưa gián và mối vào cùng một Bộ?

"Tôi không thể phát ngôn thay cho ECC của mười năm về trước được – thời đó tôi còn chưa vào đây làm, nhưng tôi nghĩ rằng sự chậm trễ này một phần là do bộ máy hành chính phức tạp quá, mà một phần chính sách phân loại cũng thay đổi năm 2007", chủ tịch ECC, Mike Merchant nói với Gizmodo.

Lần cuối Ủy ban này gặp mặt là hồi tháng Mười Một vừa rồi, các nhà khoa học chỉ ra rằng loài mối thuộc bộ Blattodea. Và các thành viên quyết định rằng cơ sở dữ liệu cần cập nhật cho mới. Tag: Dich vu diet con trung

"Mối là một loài sống xã hội", Thomas Chouvenc, một nhà côn trùng học tại Đại học Florida nói. Ý của ông là mối cũng giống với kiến hay ong, có một tổ chức xã hội tiên tiến. Những nghiên cứu về cấu trúc cơ thể, thói quen ăn uống (cả hai đều ăn gỗ) hay quan trọng nhất là chuỗi ADN cho thấy mối và gián là hai anh em họ.

Tuy nhiên, gọi mối là gián thì không hay ho lắm. Đó là nhận định của ông Chouvenc.

"Về cơ bản thì mối là ‘một loài gián có tổ chức xã hội có ăn gỗ’, nhưng không phải gián nào cũng là mối", ông nói. "Nếu nhà bạn bị mối tấn công, và mấy ông xử lý côn trùng gây hại đến nhà bạn xem xét và kết luận nhà bạn có gián, thì bạn sẽ bối rối mức nào? Vì thế, mối thì vẫn sẽ là mối".

Chẳng cần biết mấy ông khoa học đặt tên đặt tuổi như thế nào, chúng tôi – những con người yếu đuối bình thường chỉ biết phân biệt thế này: khi mối bay thì ta có thể vợt nó như muỗi, còn khi gián bay thì phải vắt chân lên cổ mà chạy thoát thân thôi.

Mối, tên khoa học Isoptera, là một nhóm côn trùng, có họ hàng với gián. Mối là nhóm côn trùng có "tính xã hội" cao. Chúng lập thành vương quốc sớm nhất.

Đôi khi người ta gọi mối là "kiến trắng" nhưng thực tế chúng chẳng có họ hàng gì với kiến (thậm chí chúng còn tấn công nhau), chúng chỉ có mối quan hệ: đều là côn trùng. Tag: Cong ty diet muoi

Mối từng được phân loại làm một bộ riêng là bộ Cánh bằng (Isoptera), tuy nhiên, dựa trên chứng cứ ADN, người ta thấy có sự ủng hộ cho một giả thuyết gần 120 năm trước, nguyên thủy dựa trên hình thái học, rằng mối có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với các loài gián ăn gỗ (chi Cryptocercus). Gần đây, điều này đã dẫn tới việc một số tác giả đề xuất rằng mối nên được phân loại lại như là một họ duy nhất, gọi là Termitidae, trong phạm vi bộ Blattodea, một bộ chứa các loài gián.

Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu ủng hộ biện pháp ít quyết liệt hơn và coi mối vẫn là nhóm có tên gọi khoa học Isoptera, nhưng chỉ là một nhóm dưới bộ trong gián thực thụ, nhằm bảo vệ phân loại nội bộ của các loài mối.

Nguồn: khoahoc.tv/mat-gan-100-nam-de-cac-nha-khoa-hoc-xac-dinh-con-moi-thuoc-ho-hang-nha-con-gian-91067