Hòa Bình hiện có hơn 3.100ha mía tím đang gặp khó khăn trong tiêu thụ, thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương. Bên cạnh đó, xuất khẩu mía tím vừa manh nha đã gặp trở ngại.


Cây mía tím là loại cây trồng chủ lực trong cơ cấu phát triển kinh tế của xã Đa Phúc (Yên Thủy). Dẫu vậy, trong những ngày đầu tháng 3/2019, loại cây này vẫn còn hiện hữu bạt ngàn trên các cánh đồng. Toàn xã hiện có khoảng 200 ha diện tích trồng cây mía tím với 100% hộ dân tham gia trồng hàng năm.

Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã Đa Phúc Bùi Văn Hoan: Thường vào thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm, lượng tiêu thụ cây mía tím ít nhất cũng phải được 1/3 hoặc một nửa so với tổng diện tích trồng mía toàn xã. Nhưng đến thời điểm này, sản lượng tiêu thụ mía tím trên địa bàn hầu như không đáng kể, một phần phụ thuộc vào tiêu thụ của các tư thương. Vấn đề đầu ra của cây mía tím đang là nỗi trăn trở của chính quyền và nhân dân trong xã từ 1-2 năm nay.

Trên phạm vi cả tỉnh, Hòa Bình là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn nhất miền Bắc. Cây mía tím tập trung chính ở các huyện Tân Lạc, Cao Phong, một phần ở Kim Bôi, Lạc Sơn và Yên Thủy với tổng diện tích trồng khoảng 3.100 ha.

Cây mía tím không chỉ phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, dễ trồng nhưng đem lại thu nhập cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Sản lượng trung bình của mía tím trong tỉnh đạt khoảng 5 tạ/ha. Giá bán tại vườn giao động từ 5.000 - 7.000 đồng/cây, cá biệt có vùng đạt 10.000 đồng/cây. Theo tính toán, một ha mía mỗi vụ mang lại cho người dân thu nhập trung bình khoảng 150 - 200 triệu đồng, cao gấp nhiều lần thu nhập trồng lúa.

Dẫu vậy, thị trường tiêu thụ của cây mía tím hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào các thương lái về mua và đưa đi khắp các tỉnh miền Bắc. Do đó, mỗi khi thị trường diễn biến bất lợi, bao khó khăn, thiệt thòi người nông dân trồng mía tím chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, tình hình thiêu thụ mía tím năm nay đang khá chậm so với những năm trước, bởi hiện nay, các loại hoa quả khác đang rất phát triển, sản lượng cũng tăng mạnh.

Hiện, việc tiêu thụ mía đều phụ thuộc vào tư thương, tại các khu đô thị lớn không còn cảnh bán rong truyền thống như trước đây. Do vậy, bắt buộc thời gian tới, người trồng mía cũng như tư thương cần thay đổi phương thức bán hàng mới mong sản phẩm mía tím đến được tận tay nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh đó, người dân cũng cần thay đổi phương thức sản xuất làm sao số lượng cây ít nhưng giá trị cao, đảm bảo độ mềm, độ ngon, ngọt của cây mía. Tỉnh ta cũng đang triển khai thay giống mía tím bằng nuôi cấy mô. Phấn đấu đến năm 2025 sử dụng 100% giống được nhân bằng phương pháp này.

Xuất khẩu mía tím Hòa Bình sang Nhật từ đầu năm đến nay mặc dù rất nhiều cố gắng nhưng phía đối tác chỉ mới đặt hàng khoảng 3 tấn sản phẩm. Tuy vậy, từ 2 tuần nay, việc xuất khẩu mía tím bất ngờ phải dừng lại bởi giá mía tím từ Trung Quốc sang Nhật được cho khá thấp, vì vậy, mía tím Hòa Bình rất khó cạnh tranh.

Tân Sơn đẩy mạnh trồng rừng

Nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc, ngay từ đầu vụ, huyện Tân Sơn đã phối hợp với Hạt kiểm lâm, các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực trồng rừng với các giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo kế hoạch năm 2019, toàn huyện trồng trên 2.700ha rừng, trong đó rừng phòng hộ là 20ha, còn lại là rừng sản xuất đã giao khoán cho các hộ dân.


Mùa trồng rừng ở Tân Sơn tập trung chủ yếu vào vụ xuân, bắt đầu từ tháng giêng đến hết tháng ba (âm lịch), khi thời tiết ấm áp, mưa nhiều, thuận tiện cho việc trồng và chăm sóc. Thạch Kiệt là địa phương có diện tích rừng lớn trên 1.800ha, nhằm khai thác các thế mạnh, tiềm năng từ đồi rừng, xã đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu trồng rừng từ các loại cây kém hiệu quả sang trồng quế, keo lai với chu kỳ thu hoạch trên 10 năm. Theo kế hoạch năm nay, toàn xã trồng mới 214ha, thời điểm này các hộ tập trung huy động nhân lực trồng rừng để đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Tag: thiết bị nuôi tôm

Gia đình ông Hoàng Quốc Hội ở khu 1, xã Tân Phú đã có trên 10 năm làm nghề ươm giống cây lâm nghiệp cho biết: “Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng rừng, do đó gia đình tôi đều chú trọng thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật trong ươm giống. Hai năm gần đây, một số đã có nhu cầu chuyển sang mua cây quế nên ngoài 20 vạn keo lai tôi ươm thêm 5 vạn quế, chia thành nhiều đợt, bán rải rác ở nhiều thời điểm. Việc chia đợt ươm cây giống sẽ giúp cây đảm bảo đạt đúng tiêu chuẩn không bị quá trà, quá lứa sẽ khó sống. Giá bán mỗi cây giống dao động từ 500 - 700 đồng, dự kiến thu về khoảng 100 triệu đồng”.

Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ trồng rừng, hàng năm, UBND huyện phối hợp với Hạt kiểm lâm, các xã, thị trấn mở lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật ươm giống, trồng rừng theo đúng quy định về mật độ, khoảng cách, thiết kế đồi nương; tuyên truyền tập huấn nghiệp vụ về bảo vệ, phát triển rừng và phổ biến, giáo dục các kiến thức pháp luật về rừng; thực hiện rà soát những diện tích đất trống, khuyến cáo người dân chủ động trồng mới không để đất trống, đất hoang.

Kim Tân: Nuôi dúi hiệu quả cao

Nuôi dúi đã trở thành nghề “hái” ra tiền của một số hộ nông dân ở bản Kim Tân (xã Huy Bắc, Phù Yên, Sơn La), bởi không mất quá nhiều công và chi phí, mà tùy quy mô, các hộ nuôi dúi ở bản có thu nhập từ 200-500 triệu đồng/năm.

Để “thực mục sở thị”, chúng tôi đến mô hình nuôi dúi của gia đình anh Nguyễn Văn Huân, hộ đầu tiên nuôi dúi ở bản Kim Tân. Anh Huân chia sẻ: Nhận thấy nhu cầu sử dụng thịt dúi khá cao, nguồn cung cấp lại hạn chế, tôi quyết định chuyển sang nuôi dúi. Thức ăn cho dúi đơn giản, dúi dễ nuôi, bán được giá. Năm 2014, tôi về Trung tâm Nghiên cứu động vật hoang dã Trung ương đặt mua 10 đôi dúi sinh sản, nay đã phát triển lên 200 con dúi sinh sản; tôi duy trì nuôi từ 300-400 dúi giống, dúi thịt. Giá dúi hiện nay khoảng 400 nghìn đồng/kg. Đối với dúi sinh sản, mỗi đôi bán 1,4 triệu đồng. Riêng năm 2018, nhà tôi xuất bán 600 con dúi giống và 400 con dúi thịt, lãi 500 triệu đồng. Tag: tăng cường oxy đáy

Anh Đỗ Ngọc Thuần, một người nuôi dúi trong bản nói thêm: Nhà tôi nuôi dúi từ năm 2017 với 100 đôi. Đến nay, đàn dúi đã phát triển lên 200 dúi sinh sản và 100 dúi đực. Năm vừa qua, gia đình đã thu 200 triệu đồng từ tiền bán dúi.

Theo các hộ nuôi dúi ở bản, trung bình một con dúi sinh sản đẻ 3 lứa/năm, mỗi lứa 3 con; nuôi 10 tháng dúi nặng khoảng 1,5 kg và có thể xuất bán. Thức ăn của dúi chủ yếu là cỏ voi, thân cây tre, cây mía, ngô hạt..., mỗi ngày chỉ cần cho ăn một lần, chất thải của dúi thu gom làm phân bón cho vườn cây.

Giá dúi thịt cũng chỉ từ 400.000 - 600.000 đồng/kg, phù hợp với thu nhập nên dúi thịt của các hộ chăn nuôi bản Kim Tân luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Mô hình nuôi dúi ở bản Kim Tân mở ra thêm hướng đi xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân.

Phòng, chống bệnh dịch tả lợn từ biên giới

Lào Cai có đường biên giới kéo dài với nhiều lối mòn, lối mở. Do vậy, công tác tuần tra, kiểm soát biên giới, đặc biệt trong thời điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu lây lan, phức tạp được các ngành chức năng tăng cường.

Trong vài tháng qua, công tác tuần tra, kiểm soát của Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Lào Cai) đã được tăng cường tối đa. Đặc biệt, lãnh đạo Đội Kiểm soát hải quan trực tiếp tham gia tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm, kiên quyết không để động vật, sản phẩm động vật thẩm lậu vào nội địa.

Ông Đinh Đức Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát hải quan cho biết: Trên cơ sở chỉ đạo của Cục Hải quan Lào Cai, đơn vị đã xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, tăng cường trinh sát các khu vực trọng điểm như Pha Long, Nậm Chảy, Na Lốc (huyện Mường Khương), A Mú Sung (huyện Bát Xát), Bản Quẩn, Nậm Sò (xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng)… để nắm chắc và kịp thời phát hiện các hành vi vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.

Trong 4 - 5 tháng trở lại đây, lưu lượng tuần tra, kiểm soát được Đội Kiểm soát hải quan chỉ đạo tăng gấp 2 lần so với thời điểm không có bệnh dịch tả lợn châu Phi, cán bộ trinh sát có mặt tại địa bàn nhiều hơn, kể cả ngày lẫn đêm. Từ đầu năm đến nay, Đội Kiểm soát hải quan không phát hiện và bắt giữ bất kỳ một vụ vận chuyển hàng hóa trái phép nào, đặc biệt là động vật, sản phẩm động vật từ biên giới vào nội địa. “Mặc dù không phát hiện, nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là, bởi bệnh dịch đang rất phức tạp, nếu để lọt động vật vào địa bàn thì nguy cơ và thiệt hại cho chăn nuôi trong nước sẽ rất lớn” - ông Cường nói. Tag: thiết bị nuôi tôm

Địa bàn quản lý tương đối phức tạp, hoạt động xuất - nhập khẩu, xuất - nhập cảnh sôi động nên nhiệm vụ của Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai càng nặng nề. Ông Nguyễn Đình Quang, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đơn vị đã quán triệt tới cán bộ, chiến sỹ, nhất là cán bộ, chiến sỹ làm việc tại cửa khẩu và các tổ công tác biên giới nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia, chủ động nắm và phát hiện các hoạt động trái phép, vi phạm pháp luật trên tuyến biên giới do đơn vị phụ trách, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, không để thẩm lậu động vật và sản phẩm động vật từ biên giới vào nội địa.

Nguồn: kinhtenongthon.vn/tin-nn-tay-bac-gian-nan-phat-trien-cay-mia-tim-o-hoa-binh-post26470.html