Khi bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống,việc thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lữu mẫu thức ăn là bắt buộc.

Nội dung tham khảo liên quan: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

1. Đối tượng thực hiện chế độ kiểm thực ba bước
– Kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn được áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm: cơ sở chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống (sau đây gọi tắt là cơ sở).

Kiểm thực ba bước là việc thực hiện kiểm tra, ghi chép, lưu giữ tài liệu tại cơ sở. Nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ khi nhập nguyên liệu, thực phẩm, sơ chế, chế biến, phân chia, bảo quản và vận chuyển thức ăn cho đến khi ăn uống tại cơ sở.

– Lưu mẫu áp dụng với tất cả các món ăn của bữa ăn từ 30 suất ăn trở lên.

Lưu mẫu thức ăn là việc lấy mẫu, bảo quản, ghi chép, lưu giữ tài liệu liên quan đối với thức ăn được chế biến hoặc được cung cấp để ăn uống tại cơ sở.

2. Chế độ kiểm thực ba bước
Bước 1: kiểm tra trước khi chế biến thức ăn
1. Kiểm tra nguyên liệu thực phẩm trước khi nhập vào cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
2. Kiểm tra về chủng loại và giấy tờ đi kèm đối với mỗi loại sản phẩm (chứng nhận về nguồn gốc, xuất xứ, hợp đồng mua bán, hóa đơn và các giấy tờ khác có liên quan). Nội dung cụ thể như sau:
– Loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh: tên thực phẩm, khối lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật; thông tin trên nhãn sản phẩm (tên sản phẩm, nhà sản xuất, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, quy cách đóng gói, khối lượng, yêu cầu bảo quản)…

– Loại thực phẩm bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm: tên sản phẩm khối lượng, kiểm tra nhãn sản phẩm (tên sản phẩm, cơ sở sản xuất, địa chỉ sản xuất, lô sản xuất, ngày sản xuất, thời hạn sử dùng, quy cách đóng gói, khối lượng, hướng dẫn sử dụng, yêu cầu bảo quản). Khi cần, kiểm tra các giấy tờ liên quan đến sản phẩm (Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm…).

Kiểm tra, đánh giá tình trạng cảm quan về chất lượng, an toàn thực phẩm của từng loại thực phẩm nhập vào bao gồm màu sắc, mùi vị, tính nguyên vẹn của sản phẩm… và điều kiện bảo quản thực tế (nếu có yêu cầu ).

Khuyến khích kiểm tra một số chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với một số nguyên liệu thực phẩm bằng xét nghiệm nhanh.

Trường hợp nguyên liệu, thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng. Cần ghi rõ biện pháp xử lý với sản phẩm như: loại bỏ, trả lại, tiêu hủy…

3. Thực phẩm nhập vào để chế biến tại bếp ăn của cơ sở:
Đối với thực phẩm nhập vào để chế biến ngay: thực hiện theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định Số: 1246/QĐ-BYT.

Đối với thực phẩm nhận từ kho của cơ sở: thực hiện theo Điểm b Khoản 1 Điều 3 Quyết định số: 1246/QĐ-BYT.

Thông tin kiểm tra trước khi chế biến (Bước 1) được ghi chép vào Mẫu số 1, Phụ lục 1 tại Quyết định Số: 1246/QĐ-BYT.

Bước 2: kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn
Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại cơ sở từ thời điểm bắt đầu sơ chế, chế biến cho đến khi thức ăn được chế biến xong:

– Người tham gia chế biến: trang phục, mũ, găng tay, trang sức…

– Trang thiết bị dụng cụ chế biến: sử dụng dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm sống và chín, nơi để thực phẩm chín và sống…

– Vệ sinh khu vực chế biến và phụ trợ: sàn nhà, thoát nước, thùng rác…

– Đánh giá cảm quan món ăn sau khi chế biến: trong quá trình sơ chế, chế biến, nếu phát hiện nguyên liệu, thức ăn có biểu hiện khác lạ (màu sắc, mùi vị…) cần được kiểm tra, đánh giá và loại bỏ thực phẩm, thức ăn và ghi rõ biện pháp xử lý.

– Ghi chép ngày giờ bắt đầu và kết thúc chế biến của từng món ăn.

– Các thông tin kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn (Bước 2) được ghi vào Mẫu số 2, Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực ba bước.

Bước 3: kiểm tra trước khi ăn
Kiểm tra việc chia thức ăn, khu vực bày thức ăn
Kiểm tra các món ăn đối chiếu với thực đơn bữa ăn.
Kiểm tra vệ sinh bát, đĩa, dụng cụ ăn uống.
Kiểm tra dụng cụ che đậy, trang thiết bị phương tiện bảo quản thức ăn (đối với thực phẩm không ăn ngay hoặc vận chuyển đi nơi khác).
Đánh giá cảm quan về các món ăn, trường hợp món ăn có dấu hiệu bất thường hoặc mùi, vị lạ thì phải có biện pháp xử lý kịp thời và ghi chép cụ thể.
Các thông tin kiểm tra trước khi ăn (Bước 3) được ghi vào Mẫu số 3, Phụ lục 1: Mẫu biểu ghi chép kiểm thực ba bước.

3. Chế độ lưu mẫu thức ăn
3.1 Dụng cụ lưu mẫu thức ăn
Dụng cụ lưu mẫu thức ăn phải có nắp đậy kín. Chứa được ít nhất 100 gam đối với thức ăn khô, đặc hoặc 150 ml đối với thức ăn lỏng.
Dụng cụ lấy mẫu, lưu mẫu thức ăn phải được rửa sạch và tiệt trùng trước khi sử dụng.
3.2 Lấy mẫu thức ăn
Mỗi món ăn được lấy và lưu vào dụng cụ lưu mẫu riêng và được niêm phong. Mẫu thức ăn được lấy trước khi bắt đầu ăn hoặc trước khi vận chuyển đi nơi khác. Mẫu thức ăn được lưu ngay sau khi lấy.
Lượng mẫu thức ăn:
a) Thức ăn đặc (các món xào, hấp, rán, luộc…); rau, quả ăn ngay (rau sống, quả tráng miệng…): tối thiểu 100 gam.

b) Thức ăn lỏng (súp, canh…): tối thiểu 150 ml.

Các thông tin về mẫu thức ăn lưu được ghi trên nhãn theo mẫu. Được cố định vào dụng cụ lưu mẫu thức ăn.

3.3 Bảo quản mẫu thức ăn lưu
Mẫu thức ăn được bảo quản riêng biệt với các thực phẩm khác. Nhiệt độ bảo quản mẫu thức ăn lưu từ 2°C đến 8°C.
Thời gian lưu mẫu thức ăn ít nhất là 24 giờ kể từ khi lấy mẫu thức ăn. Khi có nghi ngờ ngộ độc thực phẩm hoặc có yêu cầu của cơ quan quản lý thì không được hủy mẫu lưu cho đến khi có thông báo khác.
Thời gian lấy và thời gian huỷ mẫu lưu theo Mẫu.