Vì sao quán cafe của bạn phải đóng cửa ngay trong năm đầu tiên đi vào hoạt động? Nếu có cố gắng thì cũng chỉ tồn tại được không quá 3 năm sẽ sụp đổ. Trong bối cảnh thị trường hiện nay, kinh doanh cafe thất bại không phải là hiếm. Nhưng lý do ở đây là gì, khiến các quán cafe mọc lên “như nấm” rồi cũng nhanh chóng lụi tàn?

Có 9 lí do chính dẫn đến kinh doanh cafe thất bại, dựa trên nghiên cứu từ nhiều quán cafe trên địa bàn Hà Nội

1. Vị trí

Kinh doanh quán cafe thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm. Đặt ở một nơi có tầm nhìn kém, không chỗ đậu xe, quá ít sự lưu thông là những nguyên nhân gây ra thất bại cho việc kinh doanh.


2. Chủ quán cafe không tích cực làm việc

Là chủ đầu tư quán cafe thì phải toàn tâm toàn ý cho công việc kinh doanh. Nhiều ông bà chủ suy nghĩ đơn giản, đã thuê được quản lý, người pha chế thì mình có thể nhàn hạ để lo việc khác. Đó là suy nghĩ sai lầm. Bạn phải bám sát quán cafe để nắm được mọi diễn biến trong kinh doanh, từ đó điều chỉnh những vấn đề phát sinh mà không ai có thể thay bạn được.

3. Thuê phải nhân viên quản lý tồi

Nhìn vào bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm trên đơn xin việc là lý do thuyết phục bạn đã thuê đúng người giỏi (tổng quản lý, pha chế, quản lý quầy bar…). Nhưng quá trình làm việc mới khẳng định người đó có giỏi, có tốt hay không.

Nếu người quản lý không thể quản lý nhân viên, không tiết kiệm tiền bạc cho quán, tìm cách biển thủ là thảm họa cho bất kỳ chủ đầu tư nào. Kể cả khi bạn thuê đúng người giỏi cũng không nên quá tin rằng họ có thể làm việc hết mình để tạo ra tiền bạc hay tiếng tăm cho quán.

Một khi bạn bám sát mọi việc thì mới biết cách để điều chỉnh hoạt động của quán cafe theo đúng như kỳ vọng. Tag: thi cong bar

4. Dịch vụ kém

Là lý do phải đóng cửa rõ ràng nhất đối với mọi quán cafe. Dịch vụ tốt cùng với đồ uống ngon là bộ đôi hoàn hảo. Do đó, bạn đừng phớt lờ những than phiền của khách. Bạn hãy trò chuyện với những thực khách quen để xem họ cảm nhận về quán như thế nào.

Cần thường xuyên làm điều này vì khách hàng nhiều khi không nói ra những kém cỏi trong dịch vụ mà chỉ đơn giản là không quay trở lại quán cafe của bạn.

5. Không theo dõi dòng tiền

Dòng tiền là yếu tố sống còn của mọi quán cafe. Tiền để mua thực phẩm, bổ sung, sửa chữa trang thiết bị, trả lương, hóa đơn điện, nước, v.v… Dòng tiền ở mức thấp đồng nghĩa mọi hoạt động của quán cafe rơi vào tình trạng nguy hiểm. Tag: mẫu phòng bar

6. Trả lương quá cao

Tiền lương là khoản chi phí lớn trong hoạt động quán cafe. Nhiều ông bà chủ trả lương rất cao cho người pha chế giỏi nhưng họ lại không để ý đến doanh thu, loại hình, chủ đề của quán. Hoặc chủ quán cafe thuê mướn quá nhiều nhân viên vượt quá nhu cầu công việc, hay nói cách khác là lãng phí.

Hãy điều chỉnh mọi thứ ngay khi có thể để dành một phần nguồn lực cho các hoạt động khác thúc đẩy doanh thu.

7. Không quảng cáo

Trừ khi quán cafe đã có tiếng tăm, nếu không, hãy tự giới thiệu về mình. Ngày nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực quán cafe là rất khốc liệt. Cách quảng cáo hấp dẫn sẽ đưa quán cafe vượt lên các đối thủ cạnh tranh.

8. Không nắm được chi phí thực phẩm

Biết định giá một cách hợp lý món đồ uống trên thực đơn tức là tạo ra lợi nhuận. Hãy sử dụng công thức 3/1 để tính giá các món đồ uống, nghĩa là nếu bạn mua thực phẩm giá 1 đồng thì cần tính giá tối thiểu đồ uống đó là 3 đồng. Đây là chi phí trả mọi thứ cho việc đưa món ăn lên bàn thực khách. Tag: thi công karaoke

9. Tiêu xài quá nhiều tiền trước khi khai trương

Quán cafe luôn ngốn chi phí đầu tư lớn. Bởi vì bạn hầu như phải mua sắm từ cái lớn cho đến cái nhỏ nhất. Hãy ghi nhớ rằng, trừ khi bạn quá giàu, còn hầu hết phụ thuộc một phần vào vốn vay ngân hàng. Việc chi tiêu quá nhiều vào đầu tư sẽ khiến bạn hụt hơi khi quán cafe đi vào hoạt động. Hãy ghi nhớ, chỉ nên đầu tư cái cần thiết nhất và xem xét việc mua lại những đồ đã xài rồi để tiết kiệm tiền.