Tinh dầu trà thường bị mọi người nhầm là tinh dầu được chiết xuất từ lá trà xanh. Thực chất loại tinh dầu này có nguồn gốc từ cây tràm trà mọc phổ biến ở Úc và lá trà xanh cũng chẳng thể ép được ra tinh dầu.

Chị Linh, khách hàng thân thiết của tinh dầu Hương Sắc Việt thắc mắc: “Mình vẫn thường dùng lá trà xanh tắm cho cháu bé để chăm sóc da, chống hăm. Mới rồi đọc trên báo thấy nói tinh dầu trà làm cho bé trai bị ngực to như con gái nên mình lo lắng quá. Chẳng nhẽ cách dùng dân gian lâu nay về lá trà xanh là sai?”

Thực ra, chị An không nhầm, mà thông tin trên báo chí cũng không sai. Vấn đề là ở chỗ nhiều người cũng nhầm lẫn như chị về 2 loại tinh dầu có tên gọi tương tự nhau: tinh dầu cây tràtinh chất trà xanh.


TINH DẦU TRÀ TRỊ MỤN, KHÁNG KHUẨN, CHÔNG CẢM LẠNH


Tinh dầu cây trà (Tea Tree Oil) được chiết xuất từ cây trà và có mùi hắc, cay nóng. Cây trà này (Tea Tree, tên khoa học là Melaleuca alternifolia) là một loại cây thân gỗ mọc phổ biến ở Australia, không phải là loại trà xanh (chè) mà người Việt Nam vẫn dùng để đun nước uống.

Từ xa xưa, thổ dân Australia đã sử dụng dầu trà vào việc kháng khuẩn và chăm sóc sức khỏe. Theo các nghiên cứu ngày nay, dầu gội đầu chứa lệ 5% dầu trà sẽ có khả năng trị liệu tốt đối với nấm Malassezia, nguồn gốc chủ yếu của gầu. Cũng với thành phần 5%, tinh dầu Tràm trà có tác dụng chống lại và tiêu trừ mụn trứng cá, mụn bọc, nấm, chàm... giúp da bạn luôn sáng ngời rạng rỡ. Đa phần mọi người đã qua sử dụng đều cho rằng dầu Tràm trà là loại tinh dầu trị mụn tốt nhất.

Ngoài ra, tinh dầu tràm trà còn giúp bảo vệ da chống lại những tác nhân gây hư da như khói bụi, vi khuẩn ... của môi trường vầ điều trị các chứng bị côn trùng cắn, sát khuẩn vết thương hoặc các bệnh ngoài da.

Giống như tinh dầu Tràm gió, xông hương bằng tinh dầu tràm trà giúp tẩy uế, diệt khuẩn, làm sạch không khí ô nhiễm. Cách xông hương đơn giản nhất là nhỏ vài giọt tinh dầu tràm vào trong một bộ máy xông tinh dầu siêu âm rồi đặt trong phòng. Máy xông khi hoạt động sẽ hòa lẫn nước và tinh dầu tràm rồi khuếch tán trong không khí, vừa thơm phòng lại diệt khuẩn tốt, phòng chống cảm lạnh, ho gió.

Tinh dầu tràm trà khi phối hợp với bạc hà, sả, cam quýt giúp trị mạo cảm, trúng gió, say tàu xe. Cách làm nước xông trị mạo cảm lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi.

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ dùng dầu trà bôi ngoài. Sử dụng qua đường uống có thể gây ngộ độc. Hơn nữa, vì dầu trà có thuộc tính cay và nóng như loại dầu gió thông thường (tuy cường độ ít hơn) nên có thể gây dị ứng cho những ai có làn da quá nhạy cảm. Một nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy một số trẻ em nam dùng hóa mỹ phẩm chứa dầu trà có thể bị phát triển ngực (vú) to bất thường.


TINH CHẤT TRÀ XANH CHỐNG HĂM, GIẢI NHIỆT, CHỐNG NÓNG


Tinh chất trà xanh (Green Tea Essense) lại là một chiết xuất hoàn toàn khác với dầu trà (Tea Tree Oil) dù tên gọi của 2 chất này nghe qua khá giống nhau . Tinh chất trà xanh được chiết xuất từ búp của cây trà xanh (Tree Plant, thuộc họ chè có tên khoa học là Camellia sinensis) thường dùng để pha nước uống.

Trà xanh từ lâu đã được biết đến với công dụng giải khát, giải nhiệt và nếu sử dụng đều đặn sẽ giúp phòng chống một số loại bệnh ung thư, bệnh tim, tiểu đường và bệnh gan.

Tinh chất trà xanh (không chứa dầu) có mùi thơm dễ chịu, có thuộc tính mát chứ không cay, nóng, và có tác dụng kháng khuẩn, chống hăm, chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ em. Vì thế, chiết xuất tinh chất trà xanh cũng được sử dụng trong một số loại mỹ phẩm, dược phẩm chăm sóc da trẻ em để giúp trẻ chống hăm và có làn da tươi mát.

Như vậy là, tuy có tên tiếng Anh tương tự nhau nhưng tinh dầu trà và tinh chất trà xanh khác nhau hoàn toàn về công dụng và cách sử dụng. Đọc xong bải viết này của tinh dầu Hương Sắc Việt, chắc hẳn sẽ không còn bạn nào nhầm lẫn giữa 2 sản phẩm này nữa nhỉ.

View more random threads: