Văn phòng luật sư Lawkey sẽ làm rõ sự liên quan giữa sở hữu công nghiệp và lợi nhuận doanh nghiệp qua bài viết sau đây:
Trong các đối tượng của sở hữu công nghiệp, có thể phân làm hai loại : đối tượng sở hữu công nghiệp có tính sáng tạo và đối tượng không có tính sáng tạo.

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp có tính sáng tạo như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…thì nguồn lợi nhuận chủ yếu đến từ giá trị thặng dư do tính sáng tạo tạo ra. Xét riêng đối tượng sáng tạo, với đặc thù của nó sự sáng tạo của trí tuệ vận động theo quy luật của riêng nó trong nền kinh tế thị trường đó là Tiền – Trí Tuệ – Tiền ( T-TT-T’). Ví dụ, một doanh nghiệp đầu tư tiền (T) để nghiên cứu ra một sáng chế mới ( TT). áp dụng sáng chế này doanh nghiệp đã tạo ra được một sản phẩm mới và có sức cạnh tranh hơn trên thị trường. Do đó họ bán được hàng và nhận về doanh thu T’. Trong đó, lợi nhuận đem lại từ sáng chế là DT = T’-T và nguồn gốc của nó chính là giá trị thặng dư do nghiên cứu sáng chế đó tạo ra. Để khai thác nguồn lợi nhuận này, với một doanh nghiệp việc nâng cao năng lực nghiên cứu sáng tạo cần được đặt được đầu tư phù hợp. Hơn nữa, để đảm bảo cho tính pháp lý, việc đăng ký bảo hộ và các biện pháp cần thiết để bảo về quyền sở hữu các đối tượng loại này là hết sức quan trọng.

Khác với đối tượng có tính sáng tạo, các đối tượng sở hữu công nghiệp không có tính sáng tạo như nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất sứ hàng hoá… lợi nhuận từ các đối tượng này không đến từ bên trong (giá trị thặng dư) hay nói cách khác các đối tượng sở hữu công nghiệp này không làm tăng giá trị của hàng hoá và dịch vụ. Chẳng hạn, việc dán nhãn Coca-Cola lên một lon nước ngọt không làm cho lượng đường, gia vị trong lon nước đó thay đổi. Một ví dụ khác là hai chai mắm cùng được sản xuất và đóng chai tại đảo Phú Quốc thì chất lượng của trai được gắn nguồn gốc xuất xứ hàng hoá từ đảo Phú Quốc vẫn không khác gì với chất lượng của chai không được gắn. Như vậy các đối tượng sở hữu công nghiệp không có tính sáng tạo không tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận từ các đối tượng này không đến từ bên trong của nó. Vậy tại sao lại phải đầu tư chi phí cho các đối tượng này? Bởi lẽ, lợi nhuận tạo ra từ các đối tượng này đến từ bên ngoài , cụ thể ở đây là đến từ khách hàng. Đối với một doanh nghiệp, lợi nhuận là sự khác biệt giữa giá cả và giá thành sản xuất kinh doanh. Mặt khác, đối với người tiêu dùng họ chấp nhận giá cả trên thị trường và quyết định tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ một phần dựa trên giá trị cảm nhận. Chính giá trị cảm nhận là nơi mà các đối tượng sở hữu công nghiệp không có tính sáng tạo này đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, cái đích của đầu tư và khai thác nguồn lợi nhuận này chính là khách hàng. Để khai thác nguồn lợi nhuận này, các doanh nghiệp cần nâng cao giá trị cảm nhận của người tiêu dùng về những đối tượng sở hữu công nghiệp này thông qua việc tuyên tryền quảng cáo các sản phẩm có mang các đối tượng này đến người sử dụng.Về mặt pháp lý, việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp này tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ là bước đầu tiên đánh dấu cho sự bắt đầu tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp trên các đối tượng này. Xử lý các vi phạm quyền sở hữu các đối tượng này của doanh nghiệp cũng hết sức cần thiết nhằm tránh sự bóp méo sự cảm nhận từ khách hàng của doanh nghiệp.

Lợi nhuận có thể đến từ nhiều nguồn nhưng trong sự cạnh tranh hiện nay việc các nguồn lọi nhuận đang bị thu hẹp. Vì vậy, khai thác lợi nhuận từ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp là sẽ đóng vai trò bổ xung và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính các doanh nghiệp.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế giá rẻ tại Hà Nội.

View more random threads: