Thời điểm hiện tại, dịch bệnh gây hại trên cây trồng đang bùng phát mạnh tại nhiều địa phương. Trong đó bệnh khảm lá sắn là căn bệnh rất nguy hiểm và khó phòng trừ, có tốc độ lây lan nhanh, gây thiệt hại lớn cho mùa màng.


Theo Cục BVTV, tính đến cuối tháng 6/2019, diện tích sắn nhiễm bệnh khảm lá virus trên cả nước đã tăng lên gần 36.870 ha, tăng 5.800 ha so với cùng kỳ năm trước. Bệnh khảm lá đang gây hại tại 15 tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus, còn gọi là virus SLCMV gây ra. Loại virus này có thể lan truyền qua hom giống hoặc qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng. Tag: ong nano-tube

Bọ phấn trắng là loài gây hại trên nhiều loại cây trồng như thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt… Ấu trùng bọ màu vàng nhạt, khi mới nở có chân, bò dưới mặt lá rồi ở một chỗ cố định dưới mặt lá. Bọ phấn trắng trưởng thành rất nhỏ, chỉ dài 0,75 - 1,4 mm, sải cánh dài 1,1 - 2 mm. Toàn thân và cánh được phủ bởi một lớp phấn màu trắng. Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh. Bọ phấn trắng chích hút trên cây sắn bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chích hút trên cây khỏe sẽ truyền virus SLCMV sang làm cây bị bệnh.

Đối với những hom giống có sẵn mầm bệnh trong thân, lá, củ sắn, khi bà con nông dân lấy thân sắn làm giống cho vụ sau, virus sẽ tiếp tục nhân lên và làm cây nhiễm bệnh ngay từ khi mọc mầm. Củ sắn còn sót lại trên ruộng nhiễm virus cũng là nguồn bệnh nguy hiểm khi mọc mầm trở lại.

Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm. Tag: ong aero-tube

Hom giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và cây sắn nhiễm bệnh từ khi còn non đều không cho thu hoạch. Cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng tác động nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Nếu triệu chứng bệnh xuất hiện từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây sắn còn non.

Thông tin từ Sở NNPTNT Tây Ninh cho biết do dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc kiểm soát và quản lý nguồn sâu bệnh hại còn khó khăn nên tiềm ẩn nhiều khả năng bùng phát. Thời gian sinh trưởng của 1 vụ sắn từ 8 – 10 tháng nhưng thời vụ sản xuất thường từ 2 – 3 vụ/vùng/năm nên cây sắn luôn hiện diện trên đồng, tạo điều kiện gia tăng nguồn sâu bệnh hại. Người nông dân cũng không chú ý sử dụng giống sạch bệnh khiến dịch hại lây lan từ vụ này qua vụ khác, từ vùng này qua vùng khác.

Thời gian đầu bệnh khảm lá sắn xuất hiện tại Việt Nam chưa có thuốc điều trị, bà con nông dân chỉ có thể tiêu hủy sắn đã nhiễm bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo không nên trồng sắn hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt…) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ. Đối với trung gian truyền bệnh bọ phấn trắng có thể sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng để tiêu diệt. Tag: ống xốp nuôi tôm

Để công tác phòng chống bệnh dịch khảm lá sắn đạt hiệu quả, bà con nông dân nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm tại những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh bằng cách phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV. Phun thuốc khi bọ phấn còn ở giai đoạn ấu trùng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Trong số các loại thuốc BVTV đang có mặt trên thị trường, các sản phẩm do Công ty CP Nông dược HAI phân phối như Hopsan 75EC, Wellof 330EC, Nurelle 25/2,5EC và Azorin 400WP được đánh giá cao nhờ tác dụng nhanh và hiệu quả cao trong việc tiêu diệt bọ phấn trắng.

Theo đó, bà con sử dụng Hopsan 75EC và Nurelle 25/2,5EC pha theo liều lượng 40 ml/10 lít nước; pha Wellof 330EC theo tỉ lệ 30 ml/10 lít nước và đối với Azorin 400WP cần dùng 1 gói 15g/10 lít nước để phun trên diện tích trồng trọt. Các sản phẩm trên của Nông dược HAI được sản xuất nhờ công nghệ hiện đại tại các nước Ấn Độ, Mỹ, có phổ tác dụng rộng và trị được nhiều loại sâu hại phổ biến từ sớm. Có thể coi đây là “khắc tinh” đối với nguồn bệnh khảm lá sắn, góp phần đảm bảo sản lượng và thu nhập cho bà con nông dân.

Nguồn: 2lua.vn/article/chan-dung-benh-kham-la-san-bang-cac-bien-phap-hieu-qua-5d689300425cc51a39d26361.html

View more random threads: