Những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình không ngừng khuyến khích các tổ chức, cá nhân nuôi cá sông Đà theo chuỗi giá trị nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi thủy sản. Với việc nhãn hiệu chứng nhận "Cá sông Đà - Hòa Bình" được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận đã tạo ra cơ hội cho lĩnh vực nuôi cá lồng trên hồ sông Đà phát triển mạnh mẽ.

Có mặt tại xã Hiền Lương sau gần 1 năm "Cá sông Đà - Hòa Bình" được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu chứng nhận, trong khu vực hồ của địa phương, ngoài những lồng cá của hộ gia đình còn có 2 doanh nghiệp đã đầu tư vào lĩnh vực nuôi cá lồng.

Công ty Việt Đức hiện là doanh nghiệp đầu tư lớn nhất trên khu vực hồ Hoà Bình tại xã Hiền Lương với khoảng 100 lồng cá trên đà phát triển mạnh. Ngoài ra còn có Công ty TNHH Thuỷ sản MaVin Hoà Bình đầu tư nuôi cá lồng trên hồ sông Đà, hướng tới thị trường xuất khẩu.

Công ty này hiện có 13 lồng tròn và 25 lồng vuông, tập trung vào nuôi các loại cá diêu hồng, chiên, lăng, tầm, trắm đen, bỗng... cho năng suất, chất lượng sản phẩm tốt, có chỗ đứng trên thị trường và xuất khẩu. Tag: phầm mềm tính diện tích nhà kính

Được biết, trong thời gian tới, Công ty TNHH Thủy sản MaVin Hòa Bình dự kiến đầu tư khoảng 80 tỷ đồng nuôi cá trên quy mô khoảng 100 ha, sản lượng dự kiến khoảng 10.000 tấn/năm, cho doanh thu khoảng 300 tỷ đồng.


Theo đại diện Công ty TNHH Thuỷ sản MaVin Hoà Bình, các sản phẩm cá nuôi của Công ty trên hồ Hoà Bình luôn tuân thủ chặt chẽ các quy trình, đảm bảo cá chất lượng sạch và chủ yếu để xuất khẩu sang các nước châu Âu.

Hồ sông Đà trên địa phận tỉnh Hoà Bình có tổng diện tích mặt nước trên 8.800 ha thuộc 19 xã ven hồ, xung quanh bao bọc bởi các dãy đồi, núi cao. Đáy hồ sâu với nguồn lợi thủy sản phong phú cả về giống và loài. Nguồn thức ăn phong phú, ngoài sinh vật phù du, xung quanh hồ còn có hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng phòng hộ với độ che phủ cao. Theo các chuyên gia, đây là điều kiện lý tưởng để phát triển các loài thủy sản đặc trưng vùng Tây Bắc. Tag: ky thuat nuoi tom the

Hiện, địa bàn tỉnh có trên 35 doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại hộ gia đình đầu tư thâm canh nuôi cá với quy mô chiếm 55% lồng nuôi và 67% sản lượng thủy sản cung ứng ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Đã có gần chục doanh nghiệp ký kết với các hộ nuôi cá lồng hợp quy chuẩn theo hướng VietGAP bảo đảm ATTP, ký kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, bảo đảm đầu ra ổn định. Sản phẩm cá sông Đà đáp ứng được yêu cầu về chất lượng theo quy định. Việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đã tạo ra các sản phẩm an toàn, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng, phát triển và quảng bá sản phẩm cá sông Đà.

Đẩy mạnh khai thác cá, tôm và nuôi cá lồng ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng phát triển trọng điểm trong những năm qua của tỉnh Hòa Bình. Cùng với việc được công nhận nhãn hiệu chứng nhận "Cá sông Đà - Hòa Bình", tỉnh quan tâm thu hút đầu tư, các cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi các loại cá với kỳ vọng trong thời gian tới, lĩnh vực nuôi cá lồng trên hồ sông Đà sẽ phát triển vượt bậc. Qua đó, khai thác tối đa tiềm năng, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng hồ một cách bền vững. Tag: nuôi tôm thẻ

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/doanh-nghiep-rot-hang-chuc-ty-nuoi-ca-tam-ca-lang-tren-ho-hoa-binh-1026797.html