Hiện nay, công tác về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình ngày càng được chú trọng. Các phương tiện phòng cháy chữa cháy trang bị cho nhà và công trình phải theo đúng tiêu chuẩn quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây của An Tâm sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Các phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình

Theo TCVN 3890 : 2009, các phương tiện phòng cháy và chữa cháy được trang bị cho nhà và công trình theo quy định trong tiêu chuẩn này gồm:

– Bình chữa cháy bao gồm: bình chữa cháy xách tay, bình chữa cháy có bánh xe, bình chữa cháy tự động;

– Hệ thống báo cháy tự động;

– Hệ thống chữa cháy bao gồm: các hệ thống chữa cháy tự động, bán tự động bằng nước, hơi nước, bột, bọt hay khí, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà và hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà;

– Các phương tiện chữa cháy cơ giới gồm: xe chữa cháy, tàu chữa cháy, máy bơm chữa cháy di động;

– Các phương tiện cứu người trong đám cháy: dây cứu người, thang dây, ống cứu người;

– Các phương tiện bảo hộ chống khói bao gồm: khẩu trang lọc độc, mặt trùm lọc độc;

– Các phương tiện chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn gồm: biển chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn;

– Những dụng cụ phá dỡ thông thường gồm: kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng;

– Những dụng cụ chữa cháy thô sơ gồm: phuy, bể chứa nước, chứa cát, xô, thùng, gầu vẩy, xẻng, câu liêm, bùi nhùi, chăn sợi, thang (tre, gỗ, kim loại), bơm tay …

– Các chất chữa cháy gồm: nước, bọt, bột, khí.


Việc lựa chọn các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, các loại chất chữa cháy, hệ thống chữa cháy phải phù hợp với tính chất cũng như mức độ nguy hiểm cháy của nhà, công trình, phù hợp với từng loại đám cháy, khả năng, hiệu quả của từng loại chất chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Hiệu quả chữa cháy của từng loại chất chữa cháy đều đã được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành có liên quan.
Xem thêm: https://pcccantam.com/nang-cao-y-thu...chua-chay.html