Không riêng thị trường Trung Quốc, khi dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) bùng phát mạnh tại những thị trường cao cấp của trái cây Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... thì hoạt động xuất khẩu sang những điểm đến này được dự báo cũng gặp đầy khó khăn và trở ngại trong thời gian sắp tới.

Trong hai tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuẩt khẩu rau quả, trái cây Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất của nông sản Việt, đạt trên 300 triệu đô la Mỹ, giảm 29,83% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 ngăn trở hoạt động giao thương và làm suy giảm sức mua.

Trong khi đó, xuất khẩu rau quả, trái cây Việt Nam sang các thị trường được xem là cao cấp như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hà Lan…, đều tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong hai tháng đầu năm 2020 (được công bố hồi giữa tháng 3) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Mỹ đạt trên 22,5 triệu đô la Mỹ, tăng 15,95% so với cùng kỳ; Hàn Quốc đạt trên 27,1 triệu đô la Mỹ, tăng đến 45,63% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt trên 21 triệu đô la Mỹ, tăng 24,87%; Hà Lan đạt trên 11,3 triệu đô la Mỹ, tăng 0,14%; Úc đạt trên 9,1 triệu đô la Mỹ, tăng 42,13%...Tag: máy sục khí turbine

Việc kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang các thị trường cao cấp tăng trưởng khá cao, trong khi thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu. Bởi lẽ, trong hai tháng đầu năm, dịch bệnh đang hoành hành mạnh tại Trung Quốc, trong khi những thị trường cao cấp vẫn chưa có sự bùng phát.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Mỹ và châu Âu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành hàng này đã lo ngại, bởi đã có những dấu hiệu cho thấy sự sụt giảm khá nặng nề.

Ông Lê Văn Đồng, Phó giám đốc điều hành Công ty Le Fruit hay còn được biết đến là Công ty Vườn trái Cửu Long, cho biết sản lượng xuất khẩu sang những thị trường cao cấp của công ty đã giảm khoảng 50% so với bình thường.

Theo ông Đồng, do Covid-19, hiện nay vấn đề về giao thương, vận tải đều gặp không ít khó khăn. “Cả phòng thí nghiệm để xét nghiệm mẫu bên người ta (nước nhập khẩu) cũng gặp khó vì đâu phải doanh nghiệp xuất đi được làm xét nghiệm trong nước đâu, mà phải gửi qua bên đó xét nghiệm, mất rất nhiều thời gian”, ông cho biết.

Một vấn đề nữa, đó là sức mua của thị trường cũng đã giảm đi so với những tháng trước đây, “nhiều công ty không dám nhập hàng để trữ nữa vì chính họ cũng không biết tình hình diễn ra như thế nào”, ông giải thích. Tag: máy sục khí tuabin

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group cho biết, hiện việc tiêu thụ trái cây sang những thị trường khó tính bị ảnh hưởng rất lớn vì sức mua của thị trường sụt giảm. “Người dân không đi ra ngoài, nên hoạt động mua sắm rau quả cũng vì thế giảm đi", ông nói và cho biết khi dịch bệnh bùng nổ trong tháng 3, xuất khẩu của Vina T&T Group giảm đến khoảng 70% so với bình thường.

Tuy nhiên, theo dự báo của ông Tùng, khoảng hai tuần tới, tình hình tiêu thụ có khả năng sẽ dần hồi phục trở lại. Bởi, sau khi sụt giảm tới khoảng 70%, thì hiện tại con số này đã được rút ngắn lại còn khoảng 60% so với bình thường.

Lý giải việc này, ông Tùng cho biết, thực phẩm là nguồn cung cấp thiết yếu cho người dân, cho nên, bắt buộc họ phải sử dụng, dù dịch bệnh có xảy ra. “Ví dụ, ban đầu người dân ở trong nhà không đi ra đường, nhưng họ bắt đầu chuyển sang đặt mua trực tuyến, cho nên, sức tiêu thụ cũng dần dần phục hồi”, ông kỳ vọng trong khoảng hai tuần tới, thị trường sẽ phục hồi được 50% so với mức bình thường.

Có một điểm được ông Tùng lưu ý, đó là việc đầu tư hệ thống công nghệ bảo quản cần được chú trọng hơn. Bởi, khi có công nghệ bảo quản tốt, hàng hóa có thể đi bằng đường biển với chi phí cạnh tranh hơn so với đường bay, dù thời gian có lâu hơn. “Đặc biệt, trường hợp không xuất được, nếu có công nghệ bảo quản tốt, hàng hóa vẫn có thể bảo quản trong kho chờ dịch bệnh đi qua, có thể xuất lại được”, ông cho biết.

Trong khi đó, ông Đồng cho biết, thật sự chưa thể đưa ra một nhận định gì về diễn biến sắp tới, cho nên, doanh nghiệp đang trong tư thế như “đang ngồi câu cá”. “Cơ bản đến thời điểm này, thì cũng ráng gồng gánh giữ nhân sự thôi”, ông nói và cho biết như Le Fruit hiện vẫn còn "sống" được, chứ nhiều đơn vị khác hiện đã đóng cửa nhà máy. Tag: máy sục khí ly tâm

Trung Chánh (thesaigontimes)