Việc phải tích lũy kinh nghiệm trong thời gian dài cho chúng ta thấy lý do tại sao kỹ năng ngôn ngữ chỉ được con người vận dụng khi đã dần quen, đó là bởi nó có tính ổn định. Chỉ cần vận dụng hợp hoàn cảnh thì kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng giao tiếp và sức hút.
>> Phú Mỹ central port
Trong giao tiếp, nếu muốn truyền đạt thông tin thành công, để người khác chấp nhận bạn thì nhất định phải vận dụng kỹ năng ngôn ngữ, mở lời đúng lúc và nói đúng, chú ý đến hoàn cảnh nói và địa vị bản thân. Nhà văn Diệp Thánh Đào đã từng nói: “kỹ năng quan trọng nhất là lựa chọn đúng thời điểm để nói lên thành ý”. Có thể thấy, điểm căn bản của kỹ năng ngôn ngữ nằm ở chỗ lựa chọn đúng cách nói vào đúng thời điểm thích hợp. Nếu như bạn không chú ý tới hoàn cảnh, địa vị, chỉ tìm cách thể hiện mình, nói năng bừa bãi thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Một vị cán bộ cao tuổi chuẩn bị về hưu sau hàng chục năm làm việc vất vả ở một cơ quan. Đơn vị công tác quyết định tổ chức lễ chia tay ông cùng một cán bộ khác đã từng nhiều lần được nhận danh hiệu “nhân viên ưu tú”.
>> Đất nền Phú Mỹ central port
Lãnh đạo và đồng nghiệp tham gia buổi tiệc đều hết lời khen ngợi những thành tích trong công việc và cách đối nhân xử thế của họ. Đương nhiên, người đã nhiều lần có danh hiệu nhân viên ưu tú nhận được nhiều lời khen hơn. Khi đến lượt 2 cán bộ về hưu phát biểu, họ đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của mọi người. Không khí của buổi lễ trở nên vô cùng xúc động.
Để bày tỏ sự cảm ơn, đáng lẽ chỉ nên nói đến đây. Nhưng sau đó, người cán bộ cảm thấy tự ti khi thấy người đồng nghiệp còn lại nhận được nhiều lời khen, ông tiếp tục phát biểu: “Nói đến nhân viên ưu tú, rất tiếc, tôi chưa từng một lần…”. Nói đến đây, một cán bộ trẻ tuổi ngồi phía đối diện, người thường ngày vốn không hợp với ông đã cướp lời: “không, đó là do lỗi của cháu chứ không phải do chú làm việc không tốt, chúng cháu chưa bao giờ nhắc đến tên chú”. Câu tự trách này của người cán bộ trẻ đã khiến các đồng nghiệp nhìn vị cán bộ già sắp về hưu bằng ánh mắt thương cảm. Bỗng chốc, không khí trong hội trường chùng xuống.
Trước tình huống này, một vị lãnh đạo đã quyết định sẽ phá tan bầu không khí căng thẳng. Vào thời điểm đó, ông nên tránh nói đến chủ đề nhạy cảm về nhân viên ưu tú mà nên nói tới những chủ đề khác. Tuy nhiên, vị lãnh đạo lại lập tức động viên người cán bộ sắp về hưu, nói ông không nên quá để ý tới vấn đề ưu tú hay không, bởi không đạt được danh hiệu không phải do thiếu năng lực, mà quan trọng là thực tế công việc… Vị lãnh đạo đã nhắc lại và nhấn mạnh vào vấn đề mà mà nhẽ ra không nên nói đến nữa, khiến cho không khí trong hội trường đã căng thẳng lại càng trở nên căng thẳng hơn.
Câu chuyện trên đây là một ví dụ điển hình cho việc nói mà không chú ý tới hoàn cảnh xung quanh, tất cả các nhân vật đều không biết cách nói. Do đó, khi nói chuyện, nhất định phải chú ý tới hoàn cảnh và cách thức, một câu nói sai, một câu đỡ lời không đúng sẽ gây ra càng nhiều mâu thuẫn.