Năm ngoái, Next Media truyền trực tiếp 100% số trận đấu tại V-League, qua những kênh khác nhau. Tuy nhiên, về hiệu quả phát triển hình hảnh của V-League lại không cao, sức hút của giải đấu vẫn rất thấp, dù được đều đặn phủ sóng hàng tuần.

Xem thêm: Vao Five88

Nguyên nhân của hiện tượng sức hút của giải đấu không lớn, hình ảnh của giải vẫn kém trong mắt người hâm mộ chưa được nghiên cứu và phân tích cặn kẽ, nhưng ngay sau khi giữ cương vị chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT), kiêm Tổng giám đốc (TGĐ) VPF, ông Trần Anh Tú đã phải nhấn mạnh, rằng muốn bán được sản phẩm trước tiên phải có sản phẩm tốt.
Rõ ràng từ năm 2017 trở về trước, khâu quảng bá hình ảnh giải V-League dường như không song hành với việc nâng cấp chất lượng của giải đấu này.

Khi tuyên bố tạm dừng hợp đồng, quyết giành lại bản quyền truyền hình từ tay Next Media, VPF có lẽ không còn tin vào uy tín của phía đối tác (ảnh: Gia Hưng)

Riêng HLV kỳ cựu Đoàn Minh Xương bình luận, VPF và đối tác của họ trước đây không làm tốt khâu truyền thông, VPF trước đây chỉ đơn giản tổ chức theo kiểu đến từng đấu thì bóng lại lăn, không có sự kết nối, hoặc kết nối kém với giới truyền thông, khiến cho hình ảnh của giải không được chăm chút.
Các trận đấu của V-League trong năm 2017 xuất hiện nhan nhản trên hệ thống truyền hình trực tiếp, nhưng không phải trận đấu nào cũng tạo hiệu ứng đối với người xem, không phải trận đấu nào cũng thu hút lượng người theo dõi lớn, ngược lại còn làm tăng chi phí sản xuất không cần thiết.
Về vấn đề này, chủ tịch HĐQT VPF đương nhiệm Trần Anh Tú nói thẳng sẽ có thay đổi, V-League không nhất thiết phải xuất hiện 100% số trận đấu trên sóng truyền hình trực tiếp, mà sẽ chọn lọc các trận đấu được phủ sóng, để tăng sức hút và tạo sự tập trung trong việc sản xuất chương trình, cũng như tập trung lượng người theo dõi.
Cũng theo ông Tú, để quảng bá hình ảnh của V-League, truyền hình không phải là kênh duy nhất, mà còn nhiều kênh khác. Đây có vẻ như là điều mà trước đây nhiệm kỳ cũ những người làm công tác truyền thông ở VPF cũng như đối tác của họ chưa nhìn thấu.
Ngoài chuyện phát triển hình ảnh, vế quan trọng còn lại liên quan đến bản quyền truyền hình là lợi nhuận. Thậm chí, ở hầu hết các nền bóng đá trên thế giới, bản quyền truyền hình là “bầu sữa” lớn nhất, quan trọng nhất đối với các giải đấu.
Riêng về mặt này, bộ máy hiện tại của VPF càng đau đầu vì họ mù tịt thông tin, do phía đối tác của VPF là Next Media không hề thông báo doanh thu cũng như con số lợi nhuận về việc khai thác bản quyền truyền hình V-League, trong suốt thời gian rất dài đã qua.
Không có thông tin về các con số liên quan đến tài chính, VPF dĩ nhiên cũng không được chia sẻ lợi nhuận xung quanh việc hợp tác về vấn đề bản quyền truyền hình với Next Media. Điều này được VPF bình luận là “Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của VPF”, buộc VPF phải đi đến nước cờ chẳng đặng đừng là giành lại bản quyền truyền hình, nhằm bảo vệ quyền lợi của VPF và các cổ đông, tức các CLB thành viên, trước khi hướng đến việc phục vụ người hâm mộ tốt hơn.
Next Media có thể không hài lòng sau khi VPF tạm dừng hợp đồng với họ, qua cách mà Next Media phản ứng những ngày qua. Nhưng trước tiên, đơn vị này nên tự vấn mình, rằng họ đã tạo ra cái cớ để VPF đưa ra quyết định tạm dừng hợp đồng, rằng theo bình luận của VPF: “Next Media đã không thực hiện đúng theo các điều khoản đã cam kết”.
Kim Điền