Nhiệt độ cao vẫn được xem là “kẻ thù” của các thiết bị công nghệ, trong đó có linh kiện máy tính. Nhiệt độ quá cao sẽ khiến tuổi thọ linh kiện máy tính bị giảm sút. Phần mềm sau sẽ giúp bạn giám sát nhiệt độ máy tính để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thời gian sử dụng quá lâu, quạt thông gió không đủ mạnh, nhiệt độ môi trường bên ngoài cao… là những nguyên nhân chính khiến cho nhiệt độ linh kiệm máy tính cao. Điều này có thể dẫn tới tình trạng treo máy khi đang hoạt động hoặc nặng hơn là hỏng hóc các linh kiện trên máy tính. Về lâu về dài, tuổi thọ của linh kiện máy tính sẽ bị ảnh hưởng và rút ngắn lại vì tình trạng nhiệt độ cao này.

Máy tính để bàn hay laptop là một trong những thiết bị không thể thiếu với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay. Tùy thuộc vào giá tiền, cấu hình, chức năng cũng như thói quen của người dùng mà chiếc máy tính của bạn sẽ có tuổi thọ khác nhau. Và đương nhiên ai cũng mong muốn chiếc máy tính của mình có tuổi thọ bền nhất. Tuy nhiên, có một số một số tác nhân có thể làm giảm tuổi thọ của máy tính. Rất tiếc là không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để biết được những điều này. Hiểu được băn khoăn này bài viết hôm nay máy tính Ngọc Tuyền sẽ chia sẻ tới bạn những tác nhân làm giảm tuổi thọ của máy tính để bàn.

Nếu bạn cũng đang sở hữu máy tính để bàn cũ và chưa biết về những tác nhân làm giảm tuổi thọ của máy tính để bàn hay tham khảo thông tin bài viết dưới đây nhé
Xem thêm:

Những tác nhân làm giảm tuổi thọ của máy tính để bàn


HWMonitor là phần mềm miễn phí, liệt kê đầy đủ nhiệt độ của tất cả các linh kiện trên máy tính như mainboard, cpu, ổ cứng, card đồ họa… giúp người biết được máy tính của mình có rơi vào trạng thái nhiệt độ quá cao hay không để có cách khắc phục và xử lý kịp thời.

Download phần mềm miễn phí tại đây.

Sử dụng HWMonitor khá đơn giản. Từ giao diện chính của phần mềm sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về các thiết bị phần cứng có trên hệ thống, bao gồm mainboard, vi xử lý, card đồ họa, ổ cứng và pin (đối với những ai đang dùng laptop).

Điều đáng quan tâm trong số các thông tin mà phần mềm liệt kê chính là thông tin về nhiệt độ của các linh kiện phần cứng.

Cụ thể, HWMonitor sẽ quản lý nhiệt độ của các linh kiện phần cứng trên máy tính, từ đó sẽ liệt kê mức nhiệt độ thấp nhất cũng như cao nhất của các thành phần trong quá trình sử dụng máy tính, để từ đó người dùng biết được hiện trạng phần cứng của mình.




Nếu sau một thời gian dài sử dụng, bạn nhận thấy nhiệt độ của một bộ phận linh kiện nào đó, chẳng hạn vi xử lý hoặc ổ cứng, tăng lên quá cao, bạn nên ngừng sử dụng máy tính của mình trong một thời gian để làm giảm nhiệt độ của thiết bị, giúp kéo dài tuổi thọ của các linh kiện.

Chẳng hạn, sau một thời gian dài sử dụng máy tính, nếu phát hiện ra nhiệt độ của một bộ phận nào đó (chẳng hạn vi xử lý của ổ cứng) tăng lên quá cao, bạn nên ngừng sử dụng máy tính để không làm giảm tuổi thọ của linh kiện, cũng như tránh mất mát dữ liệu nếu ổ cứng xảy ra hư hỏng...

Trong trường hợp máy tính của bạn thường xuyên rơi vào trạng thái quá nóng, khiến nhiệt độ linh kiện máy tính thường xuyên tăng cao, bạn nên kiểm tra lại hệ thống tản nhiệt trên máy tính, làm vệ sinh quạt thông gió và hệ thống tản nhiệt (đối với các máy tính được trang bị hệ thống tản nhiệt bằng quạt thông gió), hoặc mua thêm đế tản nhiệt cho laptop...

Kiểm tra mức độ chai của pin laptop

Một tính năng hữu ích khác của HWMonitor đó là bên cạnh quản lý nhiệt độ pin linh kiện, phần mềm này còn cho biết tình trạng chia của pin laptop.

Chai pin là trường hợp thường gặp của người dùng laptop, khiến pin không tích trữ đủ lượng điện cần thiết và mau chóng hết chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng (ngắn hơn nhiều so với thông số của nhà sản xuất). Nhiều người dùng laptop sẽ thực sự quan tâm mức độ chai pin laptop của mình để có phương pháp sử dụng hoặc thay thế hợp lý.

Để kiểm tra mức độ chai của pin laptop trên HWMonitor, tại giao diện của phần mềm, ở mục Battery sex liệt kê thông tin về pin của laptop, bao gồm dung lượng tích trữ điện tối đa theo nhà thiết kế (Designed Capacity), khả năng tích trữ điện tối đa trên thực tế (Full Charge Capacity) và mức độ điện hiện tại (Current Capacity).

Nếu khả năng tích trữ tối đa thực tế bằng với dung lượng tích trữ tối đa theo nhà thiết kế (do nhà sản xuất thiết kế), nghĩa là pin laptop của bạn vẫn chưa bị chai, ngược lại, pin đã có dấu hiệu chai.





Card màn hình là một thiết bị khá quan trọng trong một chiếc máy tính để bàn nếu chúng ta sử dụng máy tính để chơi game hay sử dụng các phần mềm đồ họa.

Tuy nhiên, để chiếc máy tính để bàn của mình hoạt động tốt thì bạn cần phải “lựa chọn” được chiếc card màn hình phù hợp với máy tính mà mình đang sử dụng. Nhưng, làm sao để có thể chọn được chiếc card màn hình phù hợp với máy tính của mình thì không phải ai cũng có kinh nghiệm. Đặc biệt là với những ai mới sử dụng máy tính
Cách chọn card màn hình cũ cho máy tính để bàn
Mức độ chai của pin laptop thể hiện ở thông số Wear Level. Nếu thông số này là 0%, nghĩa là pin của bạn vẫn chưa gặp phải trạng thái chai pin, và mức độ Wear Level càng cao nghĩa là tình trạng chai pin trên laptop của bạn càng lớn.

Cách thức kiểm tra này thực sự hữu dụng trong trường hợp bạn muốn mua laptop, đặc biệt với những laptop cũ đã qua sử dụng.

Giới hạn nhiệt độ nào là an toàn cho linh kiện máy tính?

Mức giới hạn nhiệt độ cho từng linh kiện máy tính là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại linh kiện và nhà sản xuất.

- Với CPU: Nhiệt độ tối đa của mà CPU của AMD có thể chịu được thường cao hơn so với những loại CPU của Intel.

Với những loại laptop sử dụng CPU của AMD, để đảm bảo an toàn, bạn nên giữ nhiệt độ của CPU ở mức 60-70 độ C. (Nhiệt độ tối đa có thể chịu được là 80 - 95 độ C). Tương tự, với laptop sử dụng CPU của Intel, mức nhiệt độ an toàn nên đạt ở mức 50-60 độ C (Nhiệt độ tối đa có thể chịu được ở mức 65-75 độ C).

Với các loại máy tính để bàn, do có nhiều điều kiện hơn để tỏa nhiệt (thùng máy rộng rãi, quạt thông gió mạnh hơn, có thể lắp thêm nhiều quạt thông gió…) do vậy, nhiệt độ của các linh kiện nên đạt mức thấp hơn so với ở laptop.

Nếu máy bàn đang sử dụng CPU của AMD, nhiệt độ chấp nhận được đạt ở mức 50-65 độ C (nhiệt độ tối đa tương đương như ở laptop). Với máy bàn sử dụng CPU của Intel, nhiệt độ chấp nhận được ở khoảng 45-55 độ C (nhiệt độ đối đa tương đương như ở laptop.)

Tuy nhiên, trong trường hợp CPU phải xử lý một công việc nào đó trong một thời gian dài, nhiệt độ của CPU có thể tăng lên trong một khoảng thời gian.

- Với mainboard: để đảm bảo an toàn, nhiệt độ board mạch chủ nên dưới mức 45 độ C, và không vượt quá 60 độ C.

- Ổ cứng: nhiệt độ tối đa mà ổ cứng có thể chịu đựng tùy thuộc vào các hãng sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, nhiệt độ tối đa dừng ở mức 60 độ C. Nếu nhiệt độ ở mức 40-50 độ C là có thể chấp nhận được. Nếu thực hiện công việc nào yêu cầu truy xuất ổ cứng liên tục, nhiệt độ có thể tăng lên mức 65-70 độ C, tuy nhiên chỉ nên trong một thời gian ngắn.

- Card đồ họa: là một trong những linh kiện chịu được nhiệt độ cao nhất trong máy tính. Theo ghi nhận, có những trường hợp, khi xử lý hình ảnh, card đồ họa đạt mức nhiệt độ lớn hơn 100 độ C. Nhiệt độ an toàn mà card đồ họa có thể chấp nhận được là dưới 80 độ C.

Lưu ý: nhưng con số ở trên chỉ dừng lại ở mức tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bạn nên xem tài liệu hướng dẫn kèm theo các linh kiện khi mua để có được mức nhiệt độ chính xác nhất.
Nguồn: dantri.com.vn