Những vấn đề răng miệng như: răng hô, móm, thưa... khiến trẻ mất tự tin trong cuộc sống. Sau đây Nha khoa Smile One sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cần biết khi niềng răng cho bé 9 tuổi.

1. Phương pháp niềng răng cho trẻ em


Hiện nay có các phương pháp niềng răng cho trẻ em như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng không mắc cài, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt lưỡi… Mỗi phương pháp niềng răng cũng sẽ có một ưu điểm và hạn chế riêng. Vì vậy, các phụ huynh có thể cân nhắc để chọn cho con mình một phương pháp niềng răng phù hợp với trẻ cũng như tình hình tài chính của gia đình.
Trẻ em ở độ tuổi này cũng chưa để ý nhiều đến vấn đề thẩm mỹ trong quá trình niềng răng nên bố mẹ cũng có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại khá phù hợp. Mắc cài kim loại sẽ tạo ra lực kéo bền bỉ, mang lại hiệu quả tốt cho quá trình điều trị, hơn nữa còn giúp rút ngắn đáng kể thời gian điều trị so với các phương pháp khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm:niềng răng mắc cài sứ tự khoá

2. Giai đoạn lý tưởng để niềng răng cho trẻ


Niềng răng cho bé 9 tuổi là giai đoạn lý tưởng để niềng răng cho trẻ. Đó là vì các cấu trúc xương hàm, cấu trúc răng của trẻ vẫn còn mềm, dễ uốn nắn nên các biện pháp chỉnh nha luôn được khuyến khích thực hiện.
Với những sai lệch về răng được nắn chỉnh sớm bằng niềng răng can thiệp từ nhỏ sẽ giúp xương phát triển đúng. Khi trẻ lớn lên có khung xương đẹp thì việc niềng răng cũng sẽ đơn giản, nhẹ nhàng hơn và không cần phẫu thuật.
Nếu trẻ có bất cứ dấu hiệu nào bất thường về răng thì bố mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ nha khoa để được theo dõi hàm răng hỗn hợp với mục đích dự phòng, can thiệp đồng thời sửa chữa những sai lệch, tạo khoảng xương hàm phù hợp cho các răng vĩnh viễn sắp mọc.
Đối với những trường hợp mà trẻ gặp những vấn đề như khớp cắn sâu, chéo hay lệch lạc về xương hàm… thì các bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chức năng để loại bỏ chúng.
3. Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng
Trong quá trình niềng răng, bố mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách như:
Lựa chọn bàn chải
Bố mẹ lựa chọn bàn chải đánh răng có đầu bàn chải tròn, nhỏ để có thể vào các ngõ ngách của hàm răng mà không va đập và làm tổn thương nướu. Lông bàn chải cũng phải thẳng, mềm mượt để không làm tổn hại men răng.
Chọn kem đánh răng có chứa fluor: Kem đánh răng có chứa fluor giúp chống sâu răng hiệu quả.
Hướng dẫn chải răng
Mỗi ngày bố mẹ nên nhắc trẻ chải răng ít nhất là 2 lần/ngày để ngăn ngừa sự tích tụ của các thức ăn bám lại sau khi niềng răng.
Bỏ lên bàn chải một lượng kem đánh răng vừa phải, sau đó bố mẹ hướng dẫn trẻ đặt bàn chải lên răng và xoay tròn nhẹ nhàng theo bề mặt răng. Sau đó, bé lần lượt chải mặt ngoài, mặt trong và các mặt trên của răng, nhất là những chỗ có mắc cài.
Khi chải cần nhẹ nhàng vì nếu kéo mạnh, khay niềng dễ bị bung hoặc làm nhức răng. Mỗi lần đánh răng ít nhất là 2 phút để đảm bảo các mảng bám được loại bỏ.

Ngoài ra, nhớ là không chải răng ngay sau khi ăn các thức ăn có chứa axit như chanh, cam quýt… vì các axit đang làm cho men răng yếu đi nên việc đánh răng sẽ gây tổn hại đến men răng.
Chỉ nha khoa
Chỉ nha khoa là một trong những dụng cụ cần thiết, giúp lấy thức ăn thừa bám trên các kẽ răng một cách hiệu quả. Trẻ đang trong quá trình niềng răng thì việc sử dụng chỉ nha khoa là điều vô cùng cần thiết. Các bác sĩ sẽ tư vấn giúp bố mẹ lựa chọn được chỉ nha khoa phù hợp với trẻ.
Chỉ nha khoa được thiết kế mềm mại và nhỏ sẽ giúp trẻ làm sạch các kẽ răng, hơn nữa sử dụng cũng vô cùng đơn giản. Bố mẹ hướng dẫn trẻ đưa chỉ nha khoa vào kẽ giữa các răng, lần lượt đưa lên đưa xuống để làm sạch, mỗi ngày thực hiện 1 lần và không quá 2 phút.
Ngoài ra, trong quá trình niềng răng, cha mẹ cũng bạn cần chú ý đến thực đơn ăn uống của trẻ. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm được làm từ sữa như phô mai, sữa chua, bơ, và các loại bánh mềm như bánh su, bông lan hay bánh trứng, các loại thức ăn mềm như soup, bún, cháo, phở và thức ăn được nấu chín kỹ như: các món hầm, luộc, hấp. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn những đồ ăn có chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt hoặc các thức ăn cứng hoặc dai.
Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết khi niềng răng cho bé 9 tuổi. Để được tư vấn thêm, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Smile One qua hotline: 0938 874 358.