Kho lạnh cấp đông hiện là loại hình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhất là các mặt hàng thực phẩm, hoa quả,… Việc bảo quản hàng hóa trong kho lạnh giúp đảm bảo chất lượng và giá trị sử dụng cho sản phẩm. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả của thiết bị này thì việc lắp đặt và vận hành cần tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của nhà sản xuất. Mặt khác, do mỗi hệ thống kho lạnh lại có thiết kế kỹ thuật đặc trưng riêng, bởi vậy, người dùng bắt buộc phải tìm hiểu loại kho cấp đông phù hợp với điều kiện bảo quản dành cho sản phẩm (nhiệt độ, áp suất, công suất,…).



Trên thực tế, kho lạnh cấp đông là loại thiết bị sở hữu sự đ dạng cả về mẫu mã, cấu trúc và giá thành. Dựa trên mục đích sử dụng, người dùng sẽ lựa chọn loại kho cấp đông phù hợp. Thông thường, người ta chia kho lạnh cấp đông thành các nhóm amoniac, freon, máy một cấp và hai cấp trong những trường hợp lắp ráp độc lập hay liên hoàn nhiều máy, nhiều cấp. Thậm chí ngay cả ở các hệ thống lạnh trong cùng nhóm amoniac hay freon, các hệ thống có công suất lớn và công suất nhỏ cũng có sự khác nhau về đường ống hay số lượng van,…

Bên cạnh đó, ở những hệ thống sử dụng cùng môi chất lạnh và cùng cấp số nén nhưng vẫn có kết cấu và cách vận hành khác nhau, tùy theo hệ thống lắp độc lập hay liên hoàn. Chính vì sự đa dạng này nên quy trình vận hành hệ thống lạnh cho các kho cấp động có những điểm khác biệt. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu, người trực tiếp quản lý, vận hành kho lạnh cần nắm rõ quy tắc, cách thức hoạt động cũng như các lưu ý về thông số kỹ thuật, thời gian bảo trì thiết bị,… Cụ thể:

Theo đặc tính của hệ thống lạnh, chúng ta có thể chia thiết bị này thành các trường hợp sau khác nhau để lựa chọn chế độ vận hành phù hợp nhất. Chẳng hạn, với các kho cấp đông được lắp đặt mới hoặc người vận hành lần đầu sử dụng thiết bị thì bên cạnh trình độ chuyên môn cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ để nắm được sơ đồ hệ thống, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, yêu cầu kỹ thuật riêng của nhà sản xuất và lắp ráp đối với thiết bị.

Xem thêm: >>> báo giá lắp đặt kho lạnh

Yêu cầu người vận hành cần có trình độ tay nghề và bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc an toàn khi vận hành không giúp xử lý các sự cố bất thường mà còn đảm bảo an toàn cho chính bản thân người lao động. Trường hợp các hệ thống lạnh vừa trải qua quá trình đại tu, sửa chữa, thay thế nhiều thiết bị thì cần có kỹ thuật viên hỗ trợ sát sao để kịp thời giải quyết các tình huống sự cố có thể phát sinh khi hệ thống vận hạnh chưa được ổn định, chính xác.

Đối với các kho cấp đông không được sử dụng trong thời gian dài, việc vận hành lại cũng tương tự như một hệ thống mới. Tuy nhiên, trước khi chạy sẽ cần tháo mở để kiểm tra dự phòng các thiết bị theo đúng quy trình và tuân theo chỉ dẫn, đồng thời xem xét kỹ khả năng hoạt động của các thiết bị để đảm bảo an toàn và khả năng vận hành.

Một lưu ý nữa là mặc dù về cơ bản quy trình vận hành hệ thống lạnh có nhiều điểm tương đồng song mỗi nhà sản xuất lại trang bị cho sản phẩm kho cấp đông của mình các loại máy nén với yêu cầu kỹ thuật và công nghệ khác nhau. Do đó, người lao động trực tiếp vận hành hệ thống phải nắm vững các thông số và yêu cầu kỹ thuật cũng như linh hoạt xử lý từng trường hợp cụ thể. Có như vậy mới mang lại hiệu quả, an toàn và tuổi thọ cho hệ thống kho lạnh cấp đông.