Bị béo bụng chính là nỗi lo lắng lớn về hình thể của không ít người và ai cũng mong muốn tìm cách mau chóng giảm mỡ bụng. Thế nhưng, có các loại mỡ bụng khác nhau, tùy vào đặc điểm cơ thể, cách ăn uống và lối sống từng cá nhân. Bài viết dưới đây, Sviet Beauty Spa sĩ chia sẻ đến mọi người các kiểu béo bụng khác nhau và cách khắc phục tốt nhất.


>>> Xem ngay cách giảm béo vùng bụng an toàn dễ thực hiện tại nhà, giúp bạn sở hữu thân hình thon gọn, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh do béo phì gây ra, đảm bảo sức khỏe của bạn luôn tốt nhất.

1. Kiểu bụng béo có ngấn

Đặc điểm
Hình thành các ngấn tạo thành nhiều ngấn trên vòng bụng, quan sát rõ ở hai bên bụng, nhất là khi ngồi

Nguyên nhân
• Lối sống ít vận động
• Ăn nhiều chất ngọt với chế độ ăn có nhiều đường và tinh bột (bánh quy, bánh ngọt và bánh mì trắng) hoặc tinh bột (mì ống và gạo)
• Uống rượu quá mức


>>> Tham khảo ngay phương pháp giảm béo công nghệ cao tại Sviet Spa đảm bảo an toàn cho bạn, giúp giảm mỡ nhanh chóng với thân hình thon gọn săn chắc.

Cách khắc phục

Tập thể dục và chế độ ăn uống phù hợp giúp giảm mỡ bụng cho kiểu bụng béo có ngấn. Điều này giúp bạn thấy bụng của mình giảm kích thước và giúp bạn có sức mạnh để tiếp tục.

Uống ít rượu. Uống vài ly rượu 3-4 lần một tuần dẫn đến "vòng eo rượu" với hai bên bụng ngấn mỡ. Vậy nên, bạn cần ngừng uống rượu hoàn toàn trong hai tuần, chú ý trong việc sử dụng đồ uống có cồn điều độ.

Chế độ ăn uống. Tránh các sản phẩm ăn kiêng đặc biệt và thực phẩm ít chất béo. Chọn trứng, thịt nạc và rau cũng như chất béo tốt, chẳng hạn như quả bơ, các loại hạt và cá giàu chất béo.

Tập thể dục nhiều hơn. Bạn có thể đi bộ đường dài giúp giảm mỡ bụng cũng như thực hiện các động tác nhào lộn, ngồi xổm và chống đẩy ngược tại nhà.

2. Kiểu bụng béo lan tỏa

Đặc điểm
Kiểu bụng béo lan tỏa có phần mỡ thừa tập trung nhiều quanh rốn và thành bụng dày, không lỏng lẻo.

Nguyên nhân
• Cuộc sống nhiều áp lực, phải chịu tình trạng căng thẳng mãn tính (khiến nồng độ cortisol cao).
• Thường xuyên nhịn ăn.
• Uống nhiều cà phê.
• Mắc phải hội chứng ruột kích thích.
• Tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh (các loại hạt muối, khoai tây chiên, v.v.).


Cách khắc phục

Tham gia hoạt động giúp thư giãn như tập yoga và kéo giãn cơ thể, uống một ít trà hoa cúc trước khi đi ngủ làm giảm cortisol và giúp cơ thể bình tĩnh lại.

Đi ngủ sớm. Ngủ ít kéo dài và bị căng thẳng làm gián đoạn sản xuất leptin, một loại hormone giúp điều chỉnh sự thèm ăn và sự trao đổi chất trong cơ thể.

Thư giãn trước khi ngủ. Thực hiện các bài tập thở, tắm ngâm mình hoặc thiền định đều có tác dụng. Điều này giúp cơ thể ngủ ngon. Tránh uống cà phê vào ban đêm (không uống quá 2 tách mỗi ngày).

Không vận động cơ thể quá sức. Tập luyện quá mức làm tăng mức cortisol trong máu. Tập yoga, đi bộ đường dài, thậm chí là một buổi tập thể dục sẽ giúp cơ thể bình tĩnh lại, không lạm dụng nó.

Bổ sung magie trong chế độ ăn uống. Magiê là một khoáng chất giúp cơ thể thư giãn có trong các loại rau xanh đậm, các loại hạt và cám lúa mì.

3. Kiểu bụng béo phần thấp

Đặc điểm
Trong kiểu bụng béo phần thấp, toàn bộ cơ thể vẫn thuộc dạng mảnh mai nhưng phần bụng dưới lại hơi nhô ra.

Nguyên nhân
• Sau khi mới sinh con
• Tập thể dục đơn điệu, tập quá sức trong phòng tập (gập bụng nhiều và sử dụng bánh xe chống đẩy)
• Không thay đổi chế độ ăn uống
• Cong vẹo cột sống

Cách khắc phục
Xây dựng thực đơn lành mạnh, tập trung chất xơ. Rau xanh, bánh mì nguyên hạt và các nguồn chất xơ khác rất tốt cho cơ thể. Hãy uống nhiều nước hơn và chọn thức ăn dễ tiêu, protein nhẹ có trong cá và thịt gà.

Từ bỏ tập squats. Nếu thực hiện không đúng cách, cố gắng quá sức ở phần lưng dưới, khiến tình trạng cong vẹo cột sống tăng và khiến vùng bụng nổi rõ hơn. Bạn nên thay thế các bài tập squats bằng plank.

Phân phối đều các bài tập. Tránh vận động quá mức bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Hãy luyện tập đa dạng giúp tập trung được mọi nhóm cơ.

4. Kiểu bụng béo như bụng bầu


Đặc điểm
Sau khi sinh, bụng vẫn trông như còn đang mang bầu.

Nguyên nhân
• Do sản phụ sau sinh không có nhiều thời gian cho bản thân. Tử cung tự hạ thấp sau khi sinh và việc hồi phục lại như trước khi mang thai khó khăn. Thông thường sẽ mất ít nhất 6 tuần để trở lại kích thước tử cung như ban đầu.
• Do bắt đầu tập luyện quá sớm. Sản phụ nên nghỉ ngơi khoảng 2-3 tháng sau khi sinh trước khi tập thể dục gắng sức.
• Yếu cơ xương chậu.

Cách khắc phục

  • Hãy tiêu thụ chất béo lành mạnh mỗi ngày: có trong các loại hạt, dầu thực vật và ô liu cũng như bao gồm dầu cá trong chế độ ăn uống. Giúp ngăn ngừa lại sự mệt mỏi và còn bổ sung dưỡng chất cho các mẹ sau sinh.
  • Hãy thực hiện bài tập Kegel. Những động tác này hoạt động giống như một chiếc áo nịt ngực tự nhiên cho cơ thể. Căng và thư giãn cơ sàn chậu 15-20 lần, kiên trì lặp lại bài tập này 5 lần một ngày.
  • Vỗ vào bụng. Đây là thói quen lành mạnh sẽ làm săn chắc cơ bắp mà không cần vận động quá sức.
  • Từ bỏ các động tác ngồi xổm và gập bụng. Điều này không tốt đối với cơ thể sau khi sinh. Tốt hơn, bạn hãy để thành bụng có thời gian phục hồi.
  • Thư giãn hợp lý: Nên có thời gian tranh thủ nghỉ ngơi trong ngày. Hãy che rèm cửa sổ khi ngủ để đảm bảo một giấc ngủ ngon. Các hormone tạo ra trong giấc ngủ sẽ tăng cường đốt cháy chất béo tốt hơn.


>>> Mách bạn liệu trình giảm béo spa uy tín chất lượng bằng công nghệ cao tác động sâu vào bên trong cơ thể, tránh nguy cơ gây bệnh từ béo bụng, và ngăn ngừa béo bụng.