Một ngôi nhà được coi là có sinh khí phải hội tụ được các yếu tố như ánh sáng chan hòa, màu son nha tai quan phai được hài hòa, các phòng phải tuân thủ nguyên tắc đón gió để đẩy các luồng khí xấu tự phát trong ngôi nhà như khí vệ sinh, khí bếp, ẩm mốc… tạo ra một không gian sống thoải mái.
Từ xa xưa, trong thiết kế nhà ở các nhà khoa học phong thủy luôn hướng tới các giá trị về địa lí tìm kiếm và xác định các thế đất tạo sinh khí như có tầm nhìn thoáng (thế đất lưng dựa núi mặt hướng thủy), có mạch nước ngầm (long mạch). Bởi vì khi đó trên đất mới có sự sống, mặt nước, cây xanh, cảnh quan tươi vui, không khí thoáng đãng.

Ta có thể hiểu đơn giản, sinh khí là địa khí có sức sống (vị trí đất ở có sức sống) và có thiên khí thông thoáng. Việc đón sinh khí chính là tìm kiếm hoặc lợi dụng địa khí có sinh cư để tạo nên luồng không khí tốt cho ngôi nhà.

Bên cạng đó, với mỗi gia chủ mang chân mệnh khác nhau thì lại có một cách riêng tạo sinh khí có thể bằng màu sắc, phương hướng, vật liệu hay âm thanh cho từng đối tượng nhằm tạo lên không gian sống vui tươi, trong lành đầy sức sống.

Còn những không gian được cho là bí sinh khí là những không gian bị đóng kín, bị lưu cữu khí độc trong phòng không thoát được và thiếu ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, những không gian đó còn nằm trên một tổng thể địa thế đất không tốt. Chẳng hạn như không khí ô nhiễm, nhiều tiếng ồn, thế đất trũng hoặc thiếu cảnh quan xung quanh. Thông thường, các không gian bí sinh khí sẽ tạo nên những không gian tù túng, bí bách gây cảm giác căng thẳng và mất cân bằng cho người sống trong đó.

Theo phong thủy, sinh khí ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Nếu trong nhà có sinh khí tốt thì người sống trong đó mới cảm thấy bình an, gắn bó và ấm cúng, ngược lại nhà thiếu sinh khí (nhà nhiều sát khí) sẽ gây cảm giác căng thẳng, bất an, đau yếu do dễ gặp xui xẻo trong đời sống hàng ngày.

Dưới đây là những gợi ý nhỏ làm tăng sinh khí cho ngôi nhà mới:

Đối với nhà ống, gia chủ nên tận dụng tối đa việc lấy sáng và thiết kế sao cho các phòng đều có ánh sáng để tạo luồng sinh khí cho ngôi nhà. Còn tại những không gian bí ánh sáng và không khí, gia chủ có thể lắp quạt thông gió sao cho không khí có thể lưu thông và luân chuyển trong nhà. Tránh chia nhỏ không gian nhiều bằng các vách ngăn kín hoặc tường.

Trong phong thủy, anh sáng tượng trưng cho năng lượng dương, vì thế gia chủ nên chú ý luôn giữ cho ngôi nhà được sáng sủa, nhất là vào ban đêm, nên dùng đèn tròn chiếu sáng là tốt nhất để tạo sự cân bằng tốt trong nhà, vì hình tròn tượng trưng cho chu kỳ vô tận của vận may.

Ngoài ra, ở những vùng không gian thiếu sinh khí thì chủ nhà nên mở các cửa sổ và cửa lớn, giũ sạch thảm và màn cửa, dịch chuyển tất cả các đồ đạc ra khỏi vị trí hàng ngày khoảng 45cm.