Hiện cả nước có hơn 15.000 loại đã đăng ký [URLDF='http://lavn.com.vn/tu-van-giay-phep/cong-bo-luu-hanh-my-pham-39']công bố lưu hành mỹ phẩm[/URLDF]. Số lượng mỹ phẩm có nguồn gốc xuất xứ cụ thể vẫn còn khá khiêm tốn so với mỹ phẩm trôi nổi kém chất lượng và hàng “xách tay” bạt ngàn trên thị trường. Theo một cuộc khảo sát thị trường về hàng giả, 47% dược phẩm, mỹ phẩm đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội là giả.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 314 cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, trong đó có: 268 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, 46 cơ sở sản xuất mỹ phẩm tại TP Hà Nội; 475 cửa hàng cửa hiệu chuyên kinh doanh về mặt hàng này (không kể các đơn vị kinh doanh có kèm theo cả mỹ phẩm và trên 100 cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tập trung chủ yếu tại các địa bàn các quận nội thành cũ như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu giấy..). Ngoài việc kinh doanh mỹ phẩm đã có giấy phép công bố lưu hành mỹ phẩm của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, đa phần cơ sở kinh doanh do hám lời hoặc thiếu hiểu biết đã kinh doanh nhiều loại mỹ phẩm không có giấy phép lưu hành, bán các loại mỹ phẩm giả nhãn hiệu nổi tiếng…

Kết quả một cuộc khảo sát thị trường về hàng giả do Công ty Nielsen và Tổ đặc quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thực hiện, cho thấy, 47% dược phẩm, mỹ phẩm ở Hà Nội là giả. Còn theo một người chuyên buôn mỹ phẩm lâu năm cho biết ở Hà Nội, so với nguồn mỹ phẩm xách tay khá lớn từ một cửa hàng.nước ngoài thì mỹ phẩm nhái vượt xa về doanh số bán hàng và lợi.

Theo thông tin từ cơ quan y tế, mỗi ngày có khoảng 10 bệnh nhân đến khám chữa bệnh do sử dụng hoá mỹ phẩm tại Viện Da liễu - Hà Nội. Các loại mỹ phẩm giả thường chứa axit salicylic, carticoid và màu công nghiệp, sau khi dùng nhiều lần, người dùng có cảm giác bỏng rát, nổi mụn nhọt, viêm nhiễm.

Đại diện một nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới cho biết, qua xem xét các sản phẩm giả được bày bán tại các cửa hàng này cho thấy, hàng giả được sản xuất theo đơn đặt hàng tại Trung Quốc, sau đó đưa về Việt Nam bán dưới dạng "hàng xách tay". Đôi khi, để hợp pháp hóa các loại mỹ phẩm giả này, có hiện tượng công ty đứng ra là nhà nhập khẩu chính thức, sau đó chính họ sang Trung Quốc đặt hàng nhái y chang đưa về tiêu thụ, vẫn đảm bảo giấy tờ nhập khẩu khi cơ quan chức năng kiểm tra.

Một thủ đoạn khác là bày lẫn hàng chính hãng, có giấy phép [URLDF='http://lavn.com.vn/tu-van-giay-phep/cong-bo-luu-hanh-my-pham-39']công bố lưu hành mỹ phẩm[/URLDF] với hàng nhập lậu, hàng giả để "nhập nhèm" người tiêu dùng và đây là cách thức tiêu thụ mỹ phẩm nhập lậu phổ biến hiện nay. Để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, đối tượng chỉ để số lượng ít hàng lậu ở cửa hàng, còn lại thuê kho để chứa, khi nào hết mới lấy thêm.

Theo lực lượng Chống buôn lậu cho biết, mỹ phẩm nhập lậu chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, được đưa vào Việt Nam qua các cửa khẩu tại Lạng Sơn, Quảng Ninh. Do hàng mỹ phẩm nhỏ gọn nên các đối tượng thường xé lẻ, để lẫn với các loại hàng tiêu dùng khác, khi đưa về Hà Nội được chuyển vào các kho chuyên chứa hàng mỹ phẩm rồi tiếp tục phân phối cho các đại lý.

Chỉ trong 2 năm qua, lực lượng chống buôn lậu đã phát hiện, xử lý trên 300 vụ kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu, trị giá hàng tịch thu hàng 4tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xử lý các vụ vận chuyển, kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính với mức phạt còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Trong khi lợi nhuận cao, từ 20-30% nên hoạt động kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu đến nay vẫn còn phức tạp.

>>>[URLDF='http://lavn.com.vn/tu-van-giay-phep/giay-phep-icp-92']giấy phép icp[/URLDF]
Nguồn:tinmoi.vn