Hấp phụ là một trong những phương pháp xử lý nước thải hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này.

1: Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hấp phụ

- Tính chất hấp phụ:

Các tính chất của cacbon khác nhau có thể có những ảnh hưởng đến tốc độ và khả năng hấp phụ.

- Tính tan:

Mức độ hấp phụ và nước hòa tan có mối quan hệ nghịch nhau.

- Diện tích bề mặt:

Mức độ hấp phụ tỉ lệ thuận với diện tích bể mặt.

- Thời gian tiếp xúc giữa chất rắn và chất hòa tan:

Khi cân bằng có sự trao đổi động giữa các phân tử của pha hấp phụ và các phân từ ở lại trong dung dịch.

- Nhiệt độ

2: Một số chất được sử dụng chính trong xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ

- Than hoạt tính:

Đây là chất hấp phụ có phổ rất rộng. Phần lớn phân tử hữu cơ được giữ lại trên bề mặt của chúng.

Ngoài tính chất hấp phụ, than hoạt tính còn giúp các vi khuẩn có khả năng phân hủy một phần của pha hấp thụ. Do đó, một phần của chất tiếp tục tái sinh và có thể giải phóng các vị trí để giữ lại các phân tử mới.

Ứng dụng của than hoạt tính:

+ Xử lý nước uống hoặc nước công nghiệp

+ Xử lý nước thải công nghiệp

+ Xử lý giai đoạn thứ 3 nước thải sinh hoạt và công nghiệp.

- Chất hấp phụ hữu cơ:

Chất hấp phụ hữu cơ thường dùng là nhựa cao phân tử. Tuy khả năng hấp phụ không cao bằng than hoạt tính, song lớp nhựa có độ hấp phụ động học tốt và rất dễ tái sinh.

- Chất hấp phụ vô cơ:

Chất hấp phụ vô cơ bao gồm nhôm oxit và một số kim loại khác. Chúng hấp phụ chọn lọc hơn than hoạt tính, khả năng hấp phụ phụ phụ thuộc vào độ pH và độ xốp của vật liệu.

Phương pháp hấp phụ là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến khi xử lý nước thải. Nước thải cần được xử lý triệt để nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe con người. Đọc thêm : lọc nước đầu nguồn, lọc nước sinh hoạt , lọc nước giếng khoan